Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non theo hướng tiếp cận “Lấy trẻ làm trung tâm”

Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non theo hướng tiếp cận “Lấy trẻ làm trung tâm”

Trần Thị Tâm Minh minhtran.ece@sgu.edu.vn Trường Đại học Sài Gòn Số 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” nói chung và trong tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non đã được quan tâm tác động bằng nhiều cách thức khác nhau. Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được điều chỉnh. Thông qua việc khảo sát bằng phiếu hỏi, phân tích sản phẩm (giáo án, kế hoạch dạy học) của 520 giáo viên mầm non đang dạy lớp mẫu giáo ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời quan sát một số giờ hoạt động trên lớp đã cho thấy đa số giáo viên có sự quan tâm, một số giáo viên rất tâm huyết trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện các nội dung liên quan. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại về nhận thức, phương pháp - hình thức tổ chức... Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở ban đầu để tiến hành việc xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên mần non tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm khắc phục những tồn tại vừa nêu; là cơ sở để điều chỉnh các học phần liên quan trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non - Trường Đại học Sài Gòn. Đồng thời, kế thừa nghiên cứu này, các nghiên cứu có tính ứng dụng cũng được tiến hành với định hướng nâng cao hiệu quả giáo dục và hội nhập xu hướng của kỉ nguyên số
Từ khóa: 
hoạt động
tình cảm
Kĩ năng xã hội
lấy trẻ làm trung tâm
trẻ mầm non.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Chương trình Giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (23/7/2010), Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy định về bộ Chuẩn Phát triển trẻ em năm tuổi.

[3] Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao - Trần Thị Tâm Minh - Mã Thị Khánh Tú, (2019), Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp cơ sở, mã số CS2018-30, Trường Đại học Sài Gòn.

[4] Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao - Trần Thị Tâm Minh - Phan Thị Hoa, (2022), Xây dựng trò chơi học tập giáo dục cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Đề tài khoa học cấp cơ sở, mã số CS2021-29, Trường Đại học Sài Gòn.

[5] Jean Jacques Rousseau (Lê Hồng Sâm và Trần Quốc Dương dịch), (2008), Émeli hay là về giáo dục, NXB Tri thức

[6] Maria Montessori (Nghiêm Phương Mai dịch), (2013). Bí ẩn tuổi thơ, NXB Tri thức.

[7] Collete Gray, Macblain (Hiếu Tân dịch), (2014), Các lí thuyết học tập về trẻ em, NXB Hồng Đức

[8] Maria Montessori, Trịnh Xuân Tuyết và Nghiêm Phương Mai dịch) (2012), Trẻ thơ trong gia đình, NXB Tri thức

[9] Nel Noddings (Nguyễn Sỹ Nguyên dịch) (2021), Triết học giáo dục, NXB Khoa học Xã hội.

[10] Lê Thị Luận, (7/2015), Một số yêu cầu đối với giáo dục mầm non khi thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr.90-95

[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (30/6/2021). Kế hoạch 626/ KH-BGDĐT về việc tổ chức chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021- 2025.

Bài viết cùng số