Thực trạng áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn thực thi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Thực trạng áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn thực thi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Phạm Thị Hồng Thắm thampth@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Số 04 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã thay đổi mục tiêu giáo dục sang phát triển năng lực người học. Điều này bắt buộc mỗi giáo viên phải thay đổi để phù hợp với mục tiêu chương trình. Nghiên cứu này là kết quả khảo sát thực trạng 458 giáo viên trung học cơ sở đang dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bốn yếu tố về áp lực lao động nghề nghiệp được tác giả đưa ra đánh giá gồm: 1/ Áp lực liên quan đến yếu tố cá nhân; 2/ Áp lực liên quan đến học sinh; 3/ Áp lực liên quan đến công việc; 4/ Áp lực liên quan đến các yếu tố khác. Kết quả cho thấy, mặc dù trên tổng thể các áp lực của giáo viên không thể hiện quá cao nhưng trên các items nhỏ cho thấy giáo viên đang chịu nhiều áp lực từ “Phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu chương trình”, “Yêu cầu phát triển chuyên môn theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp”, “Học sinh không đạt được thành tích như giáo viên mong muốn”, “Áp lực từ yêu cầu đổi mới của chương trình”... Từ đó cho thấy, cần có những điều chỉnh để giúp giáo viên giảm tải bớt áp lực tạo động lực làm việc cho giáo viên.
Từ khóa: 
Áp lực lao động
Giáo viên phổ thông
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
thực trạng áp lực lao động nghề nghiệp.
Tham khảo: 

[1] Phạm Kim Anh, (2018), Những áp lực nghề nghiệp đối với giáo viên phổ thông trong bối cảnh hiện nay, Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Áp lực lao động nghề nghiệp đối với giáo viên phổ thông hiện nay, Thực trạng - Nguyên nhân - Giải pháp”, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Hợp tác phát triển giáo dục, tr.17-23

[2] Phạm Thị Hồng Thắm, (2022), Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của giáo viên phổ thông tỉnh Nam Định trong bối cảnh thực thi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 18(8), tr.44-49, DOI: https://doi.org/10.15625/2615- 8957/12210808.

[3] Chris Kyriacou, (2001), Teacher Stress: Directions for future research, Education Review, 53(1), p.27-35, https://doi.org/10.1080/00131910120033628.

[4] Lambert, R. G., McCarthy, C., O’Donnell, M., & Wang, C, (2009), Measuring elementary teacher stress and coping in the classroom: Vacidity evidence for the classroom appraisal of resources and demands, Psychology in the Schools, 46(10), p.973–988, https:// doi.org/10.1002/pits.20438

[5] Kurt Lewin, (1993), Kurt Lewin and the Origins of Action Research, Educational Action Research, Vol1(1), p.7-24, https://doi.org/10.1080/0965079930010102.

[6] Pham Thi Hong Tham - Pham Thi Phuong Thuc - Nguyen Thi Phuong - Nguyen Duc Giang, (2022), Factors Affecting the Perception of happiness among Teachers in Vietnam, Journal of Education and e-Learning Research, Vol9(3), p.199-206, https://doi. org/10.20448/jeelr.v9i3.4191.

[7] Phùng Thị Thu Trang, (2020), Thực trạng áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 32, tr.43-48.

Bài viết cùng số