Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,551
Nghiên cứu trên mẫu khách thể là 164 cán bộ quản lí, giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Kết quả cho thấy, phần lớn nhóm khách thể tham gia khảo sát đều đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh đạt mức độ khá. Trong đó, việc thực hiện mục tiêu cơ bản hoàn thành, giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, hình thành quan điểm sống đúng đắn, tích cực; có khả năng thích ứng với cuộc sống. Tuy nhiên, mục tiêu nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh với gia đình và xã hội chưa đạt như kì vọng. Nội dung tập trung vào việc giáo dục cho học sinh kĩ năng hợp tác, chia sẻ. Các phương pháp được sử dụng da dạng, phù hợp song cũng cần phối kết hợp linh hoạt hơn nữa nhằm phát huy tối đa tính ưu việt của từng phương pháp. Hình thức giáo dục cơ bản truyền tải được mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh. Tuy nhiên, cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường cần trú trọng tổ chức các hình thức mang đặc trưng của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai áp dụng đối với học sinh lớp 10 bắt đầu từ năm học 2022 - 2023 để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,372
Áp dụng PDCA (Plan-Do-Check-Act) sẽ giúp giảng viên cải tiến chất lượng dạy học một cách hiệu quả hơn. PDCA cung cấp một khung nhìn toàn diện và liên tục để giảng viên xác định các mục tiêu, kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả giảng dạy của mình. Bài viết đề cập đến các hoạt động cải tiến chất lượng dạy học của giảng viên theo PDCA như: chuẩn bị giảng dạy, thực hiện giảng dạy, đánh giá kết quả và điều chỉnh cải tiến. Nghiên cứu đã thực hiện một khảo sát về thực trạng áp dụng PDCA vào cải tiến chất lượng dạy học của giảng viên các trường đại học sư phạm kĩ thuật và đề xuất các giải pháp để cải thiện hoạt động này, bao gồm tăng cường đào tạo, xây dựng các công cụ đánh giá hiệu quả và đẩy mạnh hoạt động đánh giá và phản hồi. Bài viết cho thấy, việc áp dụng PDCA trong hoạt động giảng dạy của giảng viên sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các giảng viên và các trường đại học sư phạm kĩ thuật. Việc áp dụng PDCA không chỉ giúp các giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn giúp các trường đại học tăng cường sự cạnh tranh và tăng độ hài lòng của sinh viên và phụ huynh.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 807
Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh (xây dựng kế hoạch bài dạy) là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên ở mọi cấp, bậc học. Để giúp giáo viên của Việt Nam có thêm tài liệu tham khảo trong công việc này, bài viết giới thiệu kinh nghiệm của Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy (Đại học Quản lí Singapore), nêu rõ quan niệm về kế hoạch bài dạy, quy trình xây dựng và thực thi kế hoạch dạy học. Đây là cách làm rất bài bản, khoa học, hiện đại. Giáo viên của Việt Nam có thể tham khảo cách làm này để dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học trong bối cảnh hiện nay.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,717

Sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông thúc đẩy quá trình chuyển đổi. Cũng như các lĩnh vực khác, trong những năm gần đây, cộng đồng nghiên cứu cũng quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu chuyển đổi số trong giáo dục. Bài viết áp dụng phương pháp trắc lượng khoa học nhằm khám phá lĩnh vực này từ năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu tác động đến quá trình học tập. 1.130 bài báo và bài hội thảo lĩnh vực giáo dục được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu Web of Sciences. Kết quả phân tích cho thấy xu hướng công bố hàng năm tương đối ổn định. Ngoài ra, trong tổng số 53 quốc gia, Russia là quốc gia có nhiều công bố nhất và England là quốc gia có sức ảnh hưởng lớn nhất. Chủ đề của các nguồn xuất bản là đa dạng, hầu hết tập trung ở nhóm Tâm lí và Giáo dục. Phần lớn các chủ đề trong lĩnh vực nghiên cứu chuyển đổi số trong giáo dục có sự gắn kết với nhau, trong đó Chiến lược và Năng lực số là hai chủ đề hiện đang được quan tâm. Đối với các tác giả Việt Nam, bốn chủ đề được xác định là năng lực số của giáo viên, sẵn sàng chuyển đổi số, đại học số, nguồn nhân lực. Nghiên cứu này có thể được xem như một nguồn tham khảo hỗ trợ cộng đồng nghiên cứu có cái nhìn tổng thể về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó có thể xác định các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,381
Bài viết khảo sát đánh giá của giáo viên Lịch sử ở trường trung học cơ sở về việc chuẩn bị kiến thức nội dung sư phạm Địa lí để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cũng như các nhân tố tác động đến việc hình thành và phát triển khối kiến thức này. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua thiết kế điều tra đối với 177 giáo viên ở Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai, Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh tham gia khóa bồi dưỡng chuyên môn Địa lí. Kết quả cho thấy, bước đầu giáo viên đã có những chuẩn bị nền tảng kiến thức chuyên môn và phương pháp dạy học để đáp ứng với tình hình mới, tuy nhiên mức độ đồng đều của các khối kiến thức nội dung sư phạm Địa lí là không giống nhau và họ còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển chuyên môn.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 5,581
Nói và nghe là hai kĩ năng sử dụng ngôn ngữ quan trọng cần rèn luyện cho học sinh. Tuy nhiên, hai kĩ năng này chưa được chú trọng nhiều trong dạy học Ngữ văn ở các Chương trình Giáo dục phổ thông trước đây. Chương trình Ngữ văn 2018 ra đời đã trả lại vị trí xứng đáng cho hai kĩ năng nói và nghe, đồng thời đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Thực tiễn đó đặt ra những vấn đề lí thuyết có liên quan mang tính ứng dụng cao cần được xem xét thấu đáo hơn. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích sâu ba bình diện: Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp dạy học nói và nghe theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; bước đầu đưa ra một số nhận định về dạy học phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ nói chung và phát triển kĩ năng nói, nghe ở học sinh trung học nói riêng.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 731
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, đồng thời là nhà giáo dục mẫu mực của Việt Nam. Trong hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng về giáo dục giữ một vị trí quan trọng. Sinh thời, Người đã có nhiều hoạt động và đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong vô vàn những cống hiến to lớn đó, phẩm chất đạo đức của một người thầy mẫu mực, trong sáng là tấm gương sáng cho mọi thế hệ thầy cô mai sau học tập và noi theo. Trên cơ sở việc nêu tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhà giáo, bài viết đề xuất một số nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đội ngũ nhà giáo nhằm đạt chuẩn nghề giáo viên trong cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn hiện nay.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 5,023
Phong cách học tập là sở thích về cách học phù hợp với đặc điểm thể chất, nhận thức, thuộc tính tâm lí và điều kiện học tập của cá nhân. Nghiên cứu phong cách học tập giúp giảng viên nhận diện được các dạng phong cách học tập của sinh viên để lựa chọn chiến lược dạy học, đáp ứng nhu cầu và nâng cao kết quả học tập của người học. Bài viết khái quát hai hướng nghiên cứu chính về phong cách học tập của sinh viên từ phân tích tài liệu gồm: 1) Nghiên cứu dạng phong cách học tập và thang đo phong cách học tập của sinh viên; 2) Nghiên cứu tác động của phong cách học tập tới thành tích học tập của sinh viên và chiến lược dạy học của giảng viên. Ngoài ra, bài viết xác định các khoảng trống trong nghiên cứu về phong cách học tập của sinh viên và đề xuất các định hướng nghiên cứu chuyên sâu về phong cách học tập để đáp ứng yêu cầu đổi mới của dạy học phát triển năng lực cho sinh viên theo các phương thức dạy học trực tiếp và trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Việc triển khai các định hướng nghiên cứu đề xuất sẽ là cơ sở khoa học để điều chỉnh chiến lược dạy học phát triển năng lực phù hợp với sở thích về cách học của sinh viên theo phương thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 975
Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, nghiên cứu này chỉ ra năm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, đó là: 1) Thu nhập, 2) Sự lãnh đạo của cấp trên, 3) Mối quan hệ với đồng nghiệp, 4) Điều kiện môi trường làm việc, 5) Đặc điểm tính chất công việc. Các nhân tố nêu trên ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu với những mức độ khác nhau. Theo đó, tính chất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp là những yếu tố tác động mạnh nhất, yếu tố thu nhập ít có tác động đến sự hài lòng nhất. Phương pháp phân tích kết quả hồi quy cho thấy: Có đến 86,6% mức độ hài lòng của giảng viên được giải thích bởi các các yếu tố nêu trên. Nghiên cứu này cho thấy, Đại học Quốc gia Hà Nội cần ban hành và thực thi những chính sách về nhân sự và hỗ trợ cần thiết để giảng viên tiếp tục nâng cao thu nhập và duy trì môi trường làm việc thuận lợi.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 925
Giáo dục, đào tạo là một trong tám lĩnh vực hàng đầu ưu tiên triển khai thực hiện chuyển đổi số trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả trình bày khái niệm chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo và khái quát một số đặc điểm cơ bản về thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo ở các trường đại học quân đội. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo ở các trường đại học quân đội hiện nay.