Đề xuất giải pháp hướng đến việc tự chủ đại học

Đề xuất giải pháp hướng đến việc tự chủ đại học

Lê Chi Lan chilansgu.kt@gmail.com Trường Đại học Sài Gòn 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam, tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội của giáo dục đại học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để thực hiện công tác tự chủ đại học thì các cơ sở giáo dục đại học cần phải có những thay đổi để việc tự chủ mang tính bền vững. Bài viết đề cập đến các giải pháp để hướng đến tự chủ đại học bao gồm: Những yếu tố cần thiết cho việc tự chủ, tăng dần các nguồn thu hợp pháp đảm bảo nguồn chi, thay đổi cơ cấu ngành học, đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lí học tập, đầu tư phát triển, sử dụng và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thay đổi chương trình và giáo trình, tăng cường quy mô đào tạo nhưng phải chú trọng chất lượng, quan tâm đến phát triển đội ngũ cán bộ và đổi mới cơ chế quản lí tài chính. Với những biện pháp nêu trên, bài viết đã khảo sát tính cần thiết và khả thi. Các biện pháp trên sẽ giúp cho trường đại học hướng đến việc tự chủ đại học.
Từ khóa: 
autonomy
University autonomy
autonomy operation
Tham khảo: 

[1] Đinh Xuân Khoa - Phạm Minh Hùng, (10/2017), Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 145, tr.6-13.

[2] Arimoto, A, (2001), University reforms and academic governance: Re- ports of the 2000 three-nation workshop on academic governance, Hiroshima, Japan: Research Institute for Higher Education, Hiroshima University

[3] Nguyễn Thị Hương, (8/2019), Cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập vấn đề đặt ra đối với mở chương trình đào tạo, mở mã ngành đào tạo, Tạp chí Giáo dục, số 459, kì 1, tr.16-21.

[4] Lê Thị Minh Ngọc, (5/2016), Xu hướng tự chủ của hệ thống giáo dục đại học toàn cầu, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tr.40-43.

[5] Nguyễn Thị Ngọc Anh, (2019), Quản lí đào tạo thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học địa phương trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục, tr.33-50

Bài viết cùng số