Trầm cảm ở học sinh khiếm thị tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Thành phố Hà Nội

Trầm cảm ở học sinh khiếm thị tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Thành phố Hà Nội

Nguyễn Thị Trang Học viện Quản lí giáo dục Số 31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết mô tả thực trạng trầm cảm và xác định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh khiếm thị tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 81 học sinh khiếm thị. Kết quả cho thấy, tỉ lệ trầm cảm xác định là 21%, có biểu hiện trầm cảm là 22,2% và không trầm cảm là 56,8%. Những triệu chứng khó khăn học tập, đánh giá thấp bản thân, sa sút học tập và khó tập trung chú ý có mức độ biểu hiện trung bình cao nhất. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh khiếm thị bao gồm: Tuổi, kết quả học tập, cảm nhận về mối quan hệ bạn bè và bị bắt nạt học đường. Nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ học sinh khiếm thị trầm cảm xác định là 21%. Các yếu tố tuổi, kết quả học tập, cảm nhận về mối quan hệ với bạn bè và bị bắt nạt học đường có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc trầm cảm.
Từ khóa: 
Trầm cảm
học sinh
Trung học cơ sở
khiếm thị
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu
Tham khảo: 
Tạp chí: 

Bài viết cùng số