Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông môn Ngữ văn

Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông môn Ngữ văn

Nguyễn Phương Mai mainp@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Chương trình môn Ngữ văn hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực người học. Theo đó, trong dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, đọc hiểu giữ vai trò quan trọng không thể thiếu, trong đó có đọc thẩm mĩ. Đọc thẩm mĩ trong dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy học thơ trữ tình nói riêng được xem là cách dạy học hiệu quả, đáp ứng được một phần yêu cầu của dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới. Một trong những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực người học là việc sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu phù hợp, đặc biệt là phụ thuộc vào khả năng và nghệ thuật đặt câu hỏi của giáo viên. Dựa trên sở phân tích một số vấn đề lí luận, bài báo đề xuất hệ thống câu hỏi đọc hiểu nhằm hướng tới đọc thẩm mĩ trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông. Đây là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay
Từ khóa: 
Question
aesthetic reading
teaching
lyrical poetry
high schools
literature subject
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1999), Đại Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[2] Rosenblatt, L. M., (1978), The reader, the text, the poem: Transactionnal theory of the literary work, Carbondale, IL: Southern illino is University Press.

[3] Lê Ngọc Trà, Thế nào là “đọc hiểu” và năng lực văn chương, Tạp chí Kiến thức ngày nay, Số 961, ngày 20 tháng 4 năm 2017.

[4] Nguyễn Thị Thu Hằng, (2017), Phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tư duy khái quát cho học sinh trong giờ học thơ trữ tình ở trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục.

[5] Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức (chủ biên), Đỗ Thu Hà, Phạm Thị Thu Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt, (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Bài viết cùng số