Xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng nói và nghe trong môn Ngữ văn 6 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

Xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng nói và nghe trong môn Ngữ văn 6 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

Dương Thị Mỹ Hằng duongthimyhang@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 32 Nguyễn Văn Linh, Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, Việt Nam
Đỗ Thị Thu Hương* dothuhuong@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 32 Nguyễn Văn Linh, Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, Việt Nam
Tóm tắt: 
Chương trình Ngữ văn 2018 cấp Trung học cơ sở đến nay đã thực hiện được 2 năm (lớp 6). Hiện tại, môn Ngữ văn có ba bộ sách là: Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo. Thực tế dạy học môn Ngữ văn 6 ở ba bộ sách nói trên đã nảy sinh vấn đề cần xây dựng bộ tiêu chí để đảm bảo sự thống nhất trong cách đánh giá các kĩ năng đọc, viết, đặc biệt là kĩ năng nói và nghe cho cả ba bộ sách. Dựa vào các yêu cầu cần đạt về kĩ năng nói và nghe của lớp 6 trong chương trình Ngữ văn lớp 6 (2018), dựa vào đặc trưng của kiểu bài nói nghe, bài viết thiết kế quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 6 và minh hoạ kiểu bài kể về một trải nghiệm đáng nhớ với bản thân. Các quy trình thiết kế tiêu chí đánh giá kĩ năng nói và nghe gồm 6 bước: Bước 1: Phân tích các yêu cầu cần đạt về kĩ năng nói trong môn Ngữ văn 6; Bước 2: Xác định nội dung đánh giá; Bước 3: Xác định nhiệm vụ đánh giá; Bước 4: Xác định tiêu chí đánh giá; Bước 5: Xác định mức chỉ báo và nội dung mức chỉ báo; Bước 6: Kiểm tra, chỉnh sửa. Dựa vào các bước trong quy trình chung này, giáo viên có thể vận dụng để xây dựng tiêu chí đánh giá từng kiểu bài nói nghe ở lớp 6. Quy trình này cũng có thể vận dụng vào các kiểu bài nói và nghe trong Chương trình Ngữ văn lớp 7, 8, 9.
Từ khóa: 
Speaking and listening
criteria
Assessment
Literature
grade 6.
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Thành Ngọc Bảo, (2021), Thiết kế và sử dụng rubric trong đánh giá năng lực tạo lập văn bản nghị luận của học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

[2] Mai Bích Huyền - Nguyễn Thị Hồng Nam, (2014), Tiêu chí đánh giá bài luận - một trong những công cụ phát triển năng lực tạo lập văn bản cho học sinh, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 2.

[3] Đoàn Thị Thanh Huyền - Lê Thị Minh Nguyệt - Phan Thị Hồng Xuân, (2021), Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh trung học cơ sở trong dạy học Ngữ văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4] Hoàng Phê, (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển Đà Nẵng.

[5] Nguyễn Thiện Giáp, (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT).

[7] Trần Thị Tuyết Oanh, (2004), Đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

[8] Nguyễn Lộc - Nguyễn Thị Lan Phương (đồng chủ biên), (2016), Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề, NXB Giáo dục Việt Nam.

[9] Nguyễn Thị Hồng Vân, (2014), Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng đánh giá năng lực, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56.

Bài viết cùng số