Sử dụng cách tiếp cận tham gia nhằm giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

Sử dụng cách tiếp cận tham gia nhằm giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

Nguyễn Thị Nhung nhungbg1980@gmail.com Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 387 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên tiếp cận tham gia nhằm khuyến khích trẻ biết tự bày tỏ quan điểm, ra quyết định, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình nhằm hình thành ở trẻ khả năng thích ứng tốt trong cuộc sống. Giáo dục tính tự lập cho trẻ có thể tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non nhằm thúc đẩy quá trình tham gia của trẻ, từ đó hình thành các năng lực cần thiết để trẻ thích ứng tốt hơn trong cuộc sống. Hiện nay, việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên tiếp cận tham gia còn chưa được quan tâm nhiều nên mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ chưa cao. Vì vậy, cần thiết phải áp dụng các biện pháp như giáo dục trẻ tự thực hiện nhiệm vụ, khả năng xác định các công việc cụ thể, khả năng tự nhận xét về hiệu quả công việc và hình thành sự tự tin ở trẻ.
Từ khóa: 
Tính tự lập
giáo dục tính tự lập
tiếp cận tham gia
trẻ 3-4 tuổi
Tham khảo: 

[1] Vũ Dũng, (2012), Từ điển Thuật ngữ Tâm lí học, NXB Từ điển Bách Khoa.

[2] Lê Thị Huyên, (2020), Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

[3] Bandura, A, (1977), Self-efficacy: Toward a unifying theory of behavioral.

[4] Bandura, A, (1997), Self-efficacy: The exercise of control, New York: Freeman

[5] Liên Hợp Quốc, (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em

[6] Thomas Gordon, (1995), Nghệ thuật nói để con bạn nghe lời, NXB Phụ nữ

[7] Nguyễn Hồng Thuận, (2002), Một số biện pháp tác động của gia đình nhằm phát triển tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

[8] Jonna Kangas, (2016), Enhancing children’s participation in early childhood education through the participatory pedagogy, ISBN 978-951-51-1832-5 (paperback), ISBN 978-951-51-1833-2 (PDF) Unigrafia.

Bài viết cùng số