Tóm tắt:
Văn hóa truyền thống Tây Nguyên với các giá trị tiêu biểu vẫn còn phát huy tác dụng trong đời sống xã hội hiện tại ở nông thôn miền núi. Nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa, những định hướng trong giáo dục nhân cách… có thể tìm thấy trong văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Việc kế thừa và phát huy những giá trị đó trong giáo dục cho học sinh ở các tỉnh Tây Nguyên ý thức trách nhiệm của công dân, ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, ý thức trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc có một tầm quan trọng đặc biệt. Trong nghiên cứu này, tác giả góp thêm lời bàn về vai trò nhà trường phổ thông trong việc “Xây dựng con người để phát triển văn hóa” ở phương diện vai trò của nhà trường phổ thông trong góp phần xây dựng ý thức tự giác của chủ thể trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.
Tham khảo:
[1] Dam Bo, (2003), Miền đất huyền ảo, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.239.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, (2017), Tài liệu Hội nghị Phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên, Đà Lạt.
[3] Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009.
[4] Jacques Dournes, (2003), Miền đất huyền ảo, hành trình qua miền mơ tưởng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[5] Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao, (1992), Ủy ban quốc gia về Thập kỉ quốc tế phát triển văn hóa: Thập kỉ thế giới phát triển văn hóa, Hà Nội.
Tạp chí: