Quan điểm của Rudolf Steiner về nền tảng giáo dục và một số vận dụng tại Trung tâm Vườn ươm Live Village

Quan điểm của Rudolf Steiner về nền tảng giáo dục và một số vận dụng tại Trung tâm Vườn ươm Live Village

Phạm Thị Minh Tường* Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Trần Minh Hiếu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Đối mặt với các cuộc khủng hoảng hiện nay trong giáo dục, nhiều cải cách đã được đề xuất và thử nghiệm nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Một trong những lí do cho sự kém hiệu quả nằm ở cách tiếp cận. Trong một thời gian dài, chúng ta hầu như chỉ dựa vào thế giới quan khoa học duy vật trong việc giải quyết vấn đề, nhưng điều đó là không đủ. Thực tiễn cho thấy rằng, cần phải thêm một cách tiếp cận khác, không mới nhưng chúng ta quên hoặc không muốn đối mặt: Quan điểm khoa học tinh thần về con người trong giáo dục. Một trong những người đề xuất phương pháp này là Rudofl Steiner Joseph Lorenz (1861-1925), một triết gia, nhà tư tưởng xã hội, kiến trúc sư và nhà tâm linh học người Áo. Hiểu được quan điểm của ông về Nhân học, đặc biệt là khái niệm “Tâm linh” trong tác phẩm Nền tảng tinh thần trong giáo dục (1922) sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về cách tiếp cận này trong giáo dục, từ đó có thái độ tích cực hơn để giải quyết các vấn đề trong giáo dục Việt Nam hiện nay. Mô hình Vườn ươm Live Village là một dự án mang tính thử nghiệm hướng vào đối tượng trẻ tự kỉ tuổi lớn (6 - 15 tuổi). Bên cạnh các phương pháp mang tính chuyên môn của giáo dục đặc biệt, mô hình vận dụng quan điểm giáo dục của Rudofl Steiner đặt trọng tâm vào việc xây dựng không gian, môi trường giúp trẻ “được là chính mình”.
Từ khóa: 
Rudofl Steiner
khoa học tâm linh về con người
Vườn ươm Live Village
giáo dục
trẻ tự kỉ.
Tham khảo: 
Tạp chí: 

Bài viết cùng số