Sử dụng thí nghiệm để phát triển kĩ năng dự đoán trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non

Sử dụng thí nghiệm để phát triển kĩ năng dự đoán trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non

Đỗ Chiêu Hạnh Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Kĩ năng dự đoán là một trong kĩ năng quan trọng cần phát triển cho trẻ mầm non. Bản chất của trẻ mầm non là rất tò mò. Trẻ muốn biết mọi thứ diễn ra như thế nào và tại sao nó lại xảy ra. Hoạt động thí nghiệm tạo cơ hội cho trẻ khám phá, tìm hiểu cách thức mọi thứ hoạt động và đặt câu hỏi. Thí nghiệm là một trong những phương pháp dạy học vô cùng hữu hiệu để phát triển kĩ năng dự đoán cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. Bài viết trình bày cách tổ chức thí nghiệm nhằm phát triển kĩ năng dự đoán cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học. Để thí nghiệm có thể phát triển kĩ năng dự đoán cho trẻ, giáo viên cần đảm bảo trình tự các bước: Xác định vấn đề/nội dung thí nghiệm; Cho trẻ đưa ra dự đoán; Trẻ tiến hành làm thí nghiệm; Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát và phân tích kết quả; Trẻ “ghi chép” lại kết quả thí nghiệm; Chia sẻ kết quả thí nghiệm.
Từ khóa: 
Kĩ năng dự đoán thí nghiệm
hoạt động khám phá khoa học
trẻ mẫu giáo.
Tham khảo: 
Tạp chí: 

Bài viết cùng số