Phát triển năng lực tự học cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Phát triển năng lực tự học cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Khoa học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Nguyễn Thị Thu Hằng hangntt@tnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 20 Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Tóm tắt: 
Năng lực tự học là một trong các năng lực chung được nhấn mạnh trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nhờ có năng lực tự học, người học có thể tự khẳng định bản thân thông qua các thao tác tư duy, ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của chính mình. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản về năng lực tự học, mục tiêu, đặc điểm của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nói chung và Chương trình môn Khoa học ở Tiểu học nói riêng, bài viết trình bày một số biện pháp cơ bản để hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn Khoa học nhằm giúp các em hình thành các năng lực đặc thù của môn học bằng chính năng lực của bản thân.
Từ khóa: 
self-study
competence
primary education
new general education curriculum
teaching
science subjects
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Cảnh Toàn, (2002), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2] Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), (2009), Tự học như thế nào cho tốt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh

[3] Đặng Thành Hưng, (2012), Bản chất và điều kiện của việc tự học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 78, tr.4-7, 21

[4] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, (2016), Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Khoa học.

[7] Thái Duy Tuyên, (2002), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[8] Jacke Richards, (2013), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nguyễn Hồng Vân dịch, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Bài viết cùng số