Sự cần thiết và một số biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Nghệ An

Sự cần thiết và một số biện pháp giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Nghệ An

Lê Thị Hoài Chung hoaichungbs@gmail.com Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An 309 Võ Nguyên Hiến, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Tóm tắt: 
Thời gian gần đây, Nghệ An là một trong những tỉnh báo động về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. Công tác phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là việc giáo dục kĩ năng cho trẻ để tự bảo vệ chính mình. Trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản, sự cần thiết và nội dung giáo dục phòng chống xâm hại tình dục, bài báo đề xuất 6 biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Nghệ An, đó là: Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở; Tổ chức các hội thi tìm hiểu về phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở; Xây dựng các tình huống về phòng chống xâm hại tình dục để học sinh trung học cơ sở xử lí; Đánh giá nhanh kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống xâm hại tình dục của học sinh trung học cơ sở; Phát huy hiệu quả của công tác tham vấn học đường; Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở.
Từ khóa: 
Sexual abuse
Prevention of sexual abuse
education on sexual abuse prevention
Tham khảo: 

[1] Unicef Việt Nam, (2012), Tài liệu tập huấn tham vấn cho trẻ em bị lạm dụng

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, (2005), Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành

[3] Đỗ Thị Tường Vi (chủ biên), (2005), Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên, phần 1, NXB Giao thông Vận tải.

[4] Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam, (2017), Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học phổ thông, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.

[5] Trần Thị Minh Đức - Đỗ Hoàng, (11/2006), Tham vấn học đường - nhìn từ góc độ giới, Tạp chí Tâm lí học, số 92.

Bài viết cùng số