Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học thông qua tổ chức các hoạt động hồi ứng trải nghiệm

Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học thông qua tổ chức các hoạt động hồi ứng trải nghiệm

Nguyễn Thị Thanh Nga ngavnincom@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả bàn về khái niệm năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở nói chung và năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề cập đến một biện pháp trong tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản văn học giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, đó là tổ chức các hoạt động hồi ứng trải nghiệm thông qua các vai khác nhau khi đến với tác phẩm (vai nhân vật, vai nhà văn, vai người quan sát chứng kiến). Khi hòa mình vào vai của các chủ thể khác nhau trong văn bản, bạn đọc học sinh sống với những xúc cảm, niềm vui, nỗi buồn của họ; thấu hiểu những thân phận, đồng sáng tạo với nhà văn. Khi bước ra khỏi văn bản, học sinh nhìn nhận, đánh giá về các giá trị của văn bản và biết vận dụng sáng tạo vào chính bản thân mình.Tổ chức quá trình đó trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên góp phần giúp học sinh đạt đến một số những biểu hiện năng lực sáng tạo của HS trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học.
Từ khóa: 
Creative competence
reading comprehension
literary text
experiential response
junior high school students
Tham khảo: 

[1] Huỳnh Văn Sơn, (2009), Tâm lí học sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[2] Trần Thị Bích Liễu, (2013), Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.

[5] Phạm Thị Thu Hương, Tiếp cận hồi ứng trải nghiệm của bạn đọc học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương, khoa văn.edu.vn

[6] Hoàng Thị Thúy Hương, (2015), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ nhằm phát triển năng lực sáng tạo trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường trung học phổ thông chuyên, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[7] Trần Quốc Khả, (2017), Vận dụng lí thuyết hồi ứng thâm nhập vào dạy học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Bài viết cùng số