Phát triển kĩ năng kết nối tri thức hình học với thực tiễn cho học sinh trong dạy học Toán ở trường trung học phổ thông

Phát triển kĩ năng kết nối tri thức hình học với thực tiễn cho học sinh trong dạy học Toán ở trường trung học phổ thông

Cao Thị Hà caothiha@dhsptn.edu.vn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Số 20, đường Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam
Phan Thanh Hải phanthanhhai.c3truongchinh.daknong@moet.edu.vn Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nông Đắk Nia, Gia Nghĩa, Đắk Nông, Việt Nam
Tóm tắt: 
Khi nói về quá trình nhận thức của con người, V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Theo sự khái quát này, con đường biện chứng của sự nhận thức là một quá trình, bắt đầu từ nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) tiến đến nhận thức lí tính (tư duy trừu tượng). Nhưng những sự trừu tượng đó không phải là điểm cuối cùng của một chu kì nhận thức mà nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn vì thực tiễn là nơi có thể kiểm tra, chứng minh tính đúng đắn của nó và tiếp tục vòng khâu tiếp theo của quá trình nhận thức. Tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay ở nhà trường, việc dạy các tri thức Toán học hầu như chỉ gói gọn trong nội bộ môn học và “chỉ giới hạn trong phạm vi bốn bức tường của lớp học”. Điều này làm cho kiến thức Toán học trở nên khô khan và đã làm cho quá trình nhận thức của người học không theo được quy luật nhận thức. Dạy học Toán gắn với thực tiễn đã và đang là xu thể tất yếu.Trong bài báo này, tác giả trình bày một số vấn đề về rèn kĩ năng kết nối Toán học với thực tiễn cho học sinh thông qua dạy học Hình học ở trường trung học phổ thông
Từ khóa: 
Connection
Reality
skills
teaching
geometry
Tham khảo: 

[1] Yakov Perelman (2018), Hình học vui, NXB Thế giới.

[2] Vogel, R. & Ludwigsburg, (2005), Theory of Realistic Mathematics Education, Springer,135.

[3] Jane M. Wilburne, (2008), Connecting Mathematics and Literature: An Analysis of Pre-service Elementary School Teachers’ Changing Beliefs and Knowledge, Assistant Professor School of Behavioral Sciences and Education, Penn State Harrisburg, U.S.A. 122.

[4] Hill, H. C., & Ball, D. L., (2012), Learning mathematics for teaching: Results from California’s mathematics professional development institutes. Journal for Research in Mathematics Education, 35(5), 330–351. National Council of Teachers of Mathematics, U.S.A. 119

[5] Morris Kline, (1985), Mathematics and The search for knowledge, Published by Oxford Press. 127.

[6] Alan Cromer, (1997), Connect knowledge: Science, Philosophy, and Education, Published by Oxford Press. 107.

[7] Nguyễn Danh Nam, (2016), Phương pháp mô hình hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Đại học Thái Nguyên.

[8] Swetz, F., &Hartzler, J.S., (1991), Mathematical modelling in the secondary school curriculum, Reston, VA: national council of Teachers of mathematics

Bài viết cùng số