Phát triển văn hóa chất lượng trong các trường trung học cơ sở công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh: So sánh nhận định giữa cán bộ quản lí và giáo viên

Phát triển văn hóa chất lượng trong các trường trung học cơ sở công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh: So sánh nhận định giữa cán bộ quản lí và giáo viên

Đặng Thị Thúy Hằng danghangpbc12@gmail.com Trường Trung học cơ sở Phan Bội Châu 14 Nguyễn Thị Gạch, Khu phố 8, phường Đông Hưng, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Quan điểm xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo Thông tư số 32 đã đề cập đến quản lí chất lượng giáo dục phổ thông trong việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Để quản lí chất lượng hiệu quả, văn hóa chất lượng là công cụ/phương pháp không thể thiếu nhằm thực hiện triết lí cải tiến chất lượng liên tục và phát triển văn hóa chất lượng là điều kiện tất yếu để thực hiện thành công mô hình quản lí chất lượng đối với quá trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và góp phần thực hiện thành công hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông. Bài viết khảo sát, đánh giá và so sánh nhận định về nội dung bốn chức năng phát triển chất lượng (theo mô hình PDCA) giữa cán bộ quản lí và giáo viên trong các trường trung học cơ sở công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi 161 cán bộ quản lí và 1.062 giáo viên, phỏng vấn 25 cán bộ quản lí và 37 giáo viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ nhận định của cán bộ quản lí và giáo viên về nội dung phát triển văn hóa chất lượng.
Từ khóa: 
Phát triển
Văn hóa chất lượng
Trung học cơ sở
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (23/11/2012), Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kì kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên

[3] Crosby, P. B, (1986), Running Things - The art of making things happen, New York: McGraw Hill.

[4] Lê Đức Ngọc, (2008), Xây dựng văn hóa chất lượng: Tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng, Trung tâm Kiểm định Đo lường và Đánh giá chất lượng giáo dục (CAMEEQ), Hà Nội.

[5] Lewis, R, (22-24/02/2012), Văn hóa chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại học, Báo cáo tập huấn Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng bên trong các trường đại học, Vinh.

[6] Đỗ Đình Thái, (2018), Mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học: so sánh đại học công lập và đại học tư thục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7] Hoàng Phê (chủ biên), (2003), Từ điển Tiếng Việt. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học

[8] Bùi Đình Thanh, (2015), Về khái niệm phát triển, Viện Nghiên cứu Truyền thông và Phát triển, http://tadri.org/ vi/news/Tin-tuc/VE-KHAI-NIEM-PHAT-TRIEN-199/.

[9] Lê Đức Ngọc - Trịnh Thị Vũ Lê - Nguyễn Thị Ngọc Xuân, (2012), Bàn về mô hình văn hóa chất lượng cơ sở giáo dục đại học, Tạp chí Quản lí Giáo dục, 34, tr.52-55.

[10] Lê Đức Ngọc, Trịnh Thị Vũ Lê và Nguyễn Thị Ngọc Xuân, (2012), Bàn về mô hình văn hóa chất lượng cơ sở giáo dục đại học, Tạp chí Quản lí Giáo dục, 34, tr.52-55.

[11] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1, NXB Hồng Đức.

Bài viết cùng số