Độ chuẩn xác của công cụ sửa lỗi Merci App trong dạy viết tiếng Pháp

Độ chuẩn xác của công cụ sửa lỗi Merci App trong dạy viết tiếng Pháp

Đỗ Thị Bích Thủy thuydtb1976@vnu.edu.vn Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội Đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nghiên cứu này có mục đích đo độ chuẩn xác của công cụ sửa lỗi tự động Merci App, phiên bản miễn phí dùng trong dạy viết tiếng Pháp. Dữ liệu nghiên cứu là 30 bài viết trình độ B2 của 30 sinh viên năm hai ngành Ngôn ngữ Pháp. Kết quả cho thấy, số lỗi Merci App nhặt chuẩn xác là 82,7% tính trên tổng số lỗi ứng dụng phát hiện ra và giảm xuống 45,3% tính trên tổng số lỗi cấp độ thấp xuất hiện trong bài. Số lỗi Merci App nhặt đúng, phân tích và đề xuất sửa đúng là 63,4% tính trên tổng số lỗi ứng dụng phát hiện ra, tỉ lệ này giảm xuống còn 34,7% tính trên tổng số lỗi cấp độ thấp trong bài. Ứng dụng thường nhặt sai các lỗi về hợp giống số trong một cụm danh từ; không nhặt được nhiều lỗi diễn đạt, từ vựng, hợp giống số, giới từ; phân tích và đề xuất sửa sai các lỗi từ vựng, động từ và hợp giống số. Chúng tôi đề xuất cần hướng dẫn người học sử dụng công cụ sửa lỗi tự động, cung cấp từ vựng siêu ngôn ngữ để các em hiểu được phân tích lỗi và sửa lỗi trong Merci App nhưng giảng viên vẫn cần tập trung sửa lỗi ở cấp độ cao và các lỗi cấp độ thấp mà ứng dụng không nhặt được, nhặt sai, phân tích sai, sửa sai.
Từ khóa: 
Sửa lỗi tự động
độ chuẩn xác
dạy viết tiếng nước ngoài
Merci App
tiếng Pháp
Tham khảo: 

[1] Barrot, J. S, (2023), Using automated written corrective feedback in the writing classrooms: effects on L2 writing accuracy, Computer Assisted Language Learning, 36(4), 584-607, https://doi.org/10.1080/0958 8221.2021.1936071.

[2] Guo, Q., Feng, R., & Hua, Y, (2022), How effectively can EFL students use automated written corrective feedback (AWCF) in research writing?, Computer Assisted Language Learning, 35(9), 2312-2331, https:// doi.org/10.1080/09588221.2021.1879161.

[3] Hoang, T. L. G, (2022), Feedback precision and learners’ response: A study into ETS Criterion automated corrective feedback in EFL writing classrooms, The JALT CALL Journal, 18(3), 444-467.

[4] Lavolette E, Polio C & Kahng J, (2015), The accuracy of computer-assisted feedback and students’ responses to it, Language Learning & Technology, 19(2), 50-68, http://dx.doi.org/10125/44417

[5] Hunt, K. W, (1965), Grammatical structures written at three grade levels, NCTE Research Report No.3, Champaign, IL: National Council of Teachers of English, Retrieved from http://files.eric.ed.gov/fulltext/ ED113735.pdf

[6] Grégoire, P. (2021), L’utilisation d’un outil numérique d’aide à la révision et à la correction à la fin du secondaire : effets sur la qualité de l’écriture, Canadian Journal of Education / Revue canadienne de l’éducation, 44(3), 788-814, https://doi.org/10.53967/cje-rce. v44i3.4809.

[7] Đỗ Thị Bích Thuỷ, (2024), Sử dụng Google Docs và Merci App trong dạy viết tiếng Pháp, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 2, tr. 25-34.

[8] Butterfield, E., Hacker, D., & Albertson, L, (1996), Environmental, cognitive and metacognitive influences on text revision: Assessing the evidence, Educational Psychology Review, 8(3), 239-260.

[9] Do, T. B. T, (2023), Effects of scaffolded peer review training on revision quantity and quality in foreign language writing, Iranian Journal of Language Teaching Research, 11(2), 55-73, doi: 10.30466/ijltr.2023.121330.

[10] Dikli, S., & Bleyle, S. (2014), Automated essay scoring feedback for second language writers: How does it compare to instructor feedback, Assessing Writing, 22, 1-17, https://doi.org/10.1016/j.asw.2014.03.006.

[11] Koltovskaia S. (2020), Student engagement with automated written corrective feedback (AWCF) provided by Grammarly: A multiple case study, Assessing Writing, 44, https://doi.org/10.1016/j.asw.2020.100450

[12] Ranalli, J., Link, S., & Chukharev-Hudilainen, E, (2017), Automated writing evaluation for formative assessment of second language writing: Investigating the accuracy and usefulness of feedback as part of argument-based validation, Educational Psychology, 37(1), 8-25, https://doi.org/10.1080/01443410.2015.11 36407.

[13] Koltovskaia, S, (2023), Postsecondary L2 writing teachers’ use and perceptions of Grammarly as a complement to their feedback, ReCALL, 35(3), 290- 304, doi:10.1017/S0958344022000179.

Bài viết cùng số