Tổng quan về các phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non

Tổng quan về các phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non

Đinh Thanh Tuyến* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hà Thị Như Quỳnh Viện Nghiên cứu Tâm lí và Phát triển con người 235 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Rối loạn phát triển ngôn ngữ là một trong những hội chứng thường gặp ở trẻ, có tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và khả năng phát triển ở giai đoạn trưởng thành. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tổng quan nội dung và hiệu quả của các phương pháp can thiệp rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ độ tuổi (mầm non), từ đó đưa ra các bằng chứng phù hợp giúp xây dựng hiệu quả các chương trình can thiệp rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn PRISMA để xây dựng phương pháp sàng lọc, tiêu chuẩn PICO để đưa ra từ khoá tìm kiếm tài liệu và bảng kiểm Cochrane để đánh giá sai số tiềm tàng. Kết quả tổng quan chỉ ra hiệu quả đáng chú ý của các can thiệp sớm về ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt ở kĩ năng diễn đạt ngữ âm. Mặt khác, một số kết quả can thiệp có hiệu quả đáng chú ý nhưng do số lượng tài liệu hạn chế, khó xác định được tính ngoại suy của các can thiệp tới các quần thể lớn hơn. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu là tiền đề để triển khai xây dựng các can thiệp rối loạn phát triển ngôn ngữ tại Việt Nam, đem lại lợi ích cho sự phát triển chung của toàn xã hội.
Từ khóa: 
Rối loạn phát triển ngôn ngữ
can thiệp
Phương pháp
tuổi mầm non.
Tham khảo: 
Tạp chí: 

Bài viết cùng số