Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 411
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 284
Nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre tập trung vào 05 nội dung chính: quy hoạch cán bộ; sắp xếp bố trí, sử dụng đội ngũ; đào tạo và bồi dưỡng; kiểm tra và đánh giá; chế độ chính sách. Các nội dung quy hoạch, sắp xếp, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lí chỉ ở mức Đạt yêu cầu. Chế độ chính sách đối với cán bộ quản lí được thực hiện ở mức Khá. Những kết quả này phản ánh rằng, công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học tại huyện Thạnh Phú đã nhận được sự chú ý, tuy nhiên vẫn cần có những nỗ lực và biện pháp đồng bộ hơn nữa để nâng cao hiệu quả trong tất cả các nội dung. Việc cải thiện toàn diện các nội dung này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lí và giáo dục ở các trường tiểu học trong huyện.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 352
Năng lực là tổ hợp của những thuộc tính bên trong, được chủ thể vận dụng vào thực hiện các hoạt động, giải quyết hiệu quả những vấn đề cụ thể trong cuộc sống. Năng lực không phải cái có sẵn và không giống nhau ở các cá nhân. Hình thành năng lực là một quá trình, chịu sự tác động từ các tác nhân bên ngoài (nhà trường, gia đình, xã hội) và từ chính những nỗ lực từ bên trong của bản thân chủ thể. Năng lực được cấu thành từ những bộ phận hợp thành, vì vậy để có được năng lực phải bắt đầu từ những kiến thức, hành vi cơ bản nhất. Việc người lớn thừa nhận, tin tưởng vào sự hình thành và phát triển năng lực có thể bắt đầu từ thời thơ bé và xác định được những năng lực nào cần hình thành có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đây, quá trình giáo dục sẽ hướng vào người học nhiều hơn, mở ra những cơ hội cho sự phát triển, bộc lộ các năng lực của người học.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 389
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 136 giáo viên qua Google Forms và phỏng vấn sâu 08 giáo viên đang tham gia giảng dạy theo chương trình môn Ngữ văn 2018 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long về thực trạng bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường trung học phổ thông, gồm: 1) Giáo viên; 2) Học sinh; 3) Ngữ liệu (văn bản đọc); 4) Điều kiện tổ chức dạy học. Kết quả cho thấy, tất cả yếu tố này đều được đa số giáo viên đánh giá có ảnh hưởng nhiều hoặc rất nhiều. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, bốn giải pháp kiến nghị được đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh, đáp ứng mục tiêu cũng như yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 461
Để thực hiện công việc có hiệu quả trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, người lao động cần có năng lực tư duy bậc cao, trong đó có tư duy phản biện. Do đặc thù của ngành nghề, năng lực tư duy phản biện đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhân viên ngành Nhân sự tại các doanh nghiệp. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tư duy phản biện cho nhân viên khối ngành Nhân sự gắn với đặc điểm ngành nghề và hoạt động đào tạo nội bộ là việc làm cần được thực hiện tại doanh nghiệp nhằm giúp họ nâng cao hiệu quả làm việc. Mục đích của nghiên cứu này là: 1) Xác lập khái niệm và đặc điểm năng lực tư duy phản biện của nhân viên khối ngành Nhân sự; 2) Phân tích các vấn đề lí luận về phương pháp dạy học tranh biện: Khái niệm, nguyên tắc tranh biện, quy trình tổ chức dạy học tranh biện; 3) Minh hoạ áp dụng quy trình tổ chức dạy học tranh biện trong khóa học bồi dưỡng năng lực tư duy phản biện cho nhân viên ngành Nhân sự tại doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu này còn thảo luận về các hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 380
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 381
Phòng tránh đuối nước đóng vai trò quan trọng trong giáo dục, phát triển của trẻ em tiểu học. Nó không chỉ cung cấp kiến thức và kĩ năng cần thiết để phòng tránh đuối nước đảm bảo an toàn cho bản thân học sinh mà còn giúp tăng cường sự tự tin, kỉ luật và trách nhiệm của học sinh. Chủ đề phòng tránh đuối nước có trong nội dung Chương trình môn Khoa học 4 ở Tiểu học. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa lí luận về vai trò của phương tiện dạy học, vai trò của Poster trong dạy học, bài viết đề xuất một quy trình thiết kế Poster nhằm hỗ trợ dạy học chủ đề phòng tránh đuối nước trong môn Khoa học 4 và ví dụ cụ thể về sử dụng Poster trong dạy học nhằm hỗ trợ giáo viên tiểu học trong thực tiễn.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 310
Chương trình giáo dục môn Nghệ thuật gồm Chương trình môn Âm nhạc và Chương trình môn Mĩ thuật được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018 và triển khai trong các trường phổ thông trên toàn quốc. Quá trình triển khai Chương trình bao gồm việc biên soạn sách giáo khoa, xây dựng danh mục thiết bị dạy học, tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường và đánh giá kết quả học tập của học sinh,… Việc rà soát, phân tích về Chương trình môn Nghệ thuật cấp Tiểu học là cần thiết, nhằm xác định những ưu điểm chủ yếu và một số điểm chưa phù hợp để giúp các nhà trường và giáo viên hiểu biết sâu hơn về Chương trình, làm căn cứ cho việc triển khai cũng như phát triển Chương trình trong những giai đoạn tiếp theo.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 255
Nghiên cứu này có mục đích phân tích độ tương thích giữa các hoạt động dạy viết trong một số sách luyện thi DELF B2 và các yêu cầu cần đạt trong biểu chấm của kĩ năng viết B2 trước và từ năm 2021. Chúng tôi đã so sánh hoạt động dạy viết trong sách abc DELF B2 xuất bản năm 2013 và Le DELF B2 100% réussite xuất bản năm 2016 với biểu chấm viết B2 trước năm 2021: sách abc DELF B2 Junior Scolaire xuất bản năm 2021 và Le DELF B2 100% réussite nouvelles épreuves xuất bản năm 2022 với biểu chấm viết B2 áp dụng từ năm 2021. Kết quả cho thấy, các hoạt động trong sách đưa ra đáp ứng được 4/10 tiêu chí của biểu chấm cũ và 3/5 tiêu chí của biểu chấm mới. Các hoạt động dạy viết chủ yếu luyện kĩ năng viết đúng yêu cầu của đề bài, khả năng lập luận, tính mạch lạc và gắn kết, sử dụng đúng cấp độ ngôn ngữ cho một trong số ba dạng bài viết. Chúng tôi đề xuất cần bổ sung hệ thống bài tập luyện các kĩ năng ngôn ngữ thí sinh cần có được để đạt năng lực viết B2 và kĩ năng ngôn ngữ xã hội ở hai dạng bài viết bài luận đăng diễn đàn và viết bài báo phê bình.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 416
Chuyển đổi số đang thâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống như văn hóa, kinh tế, xã hội và đặc biệt là giáo dục. Giáo dục đại học đang có nhiều bước chuyển đổi nhằm thích ứng với sự thay đổi của công nghệ, xã hội số cũng như thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ. Chuyển đổi số ở các cơ sở giáo dục được thực hiện ở nhiều nội dung với các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, đào tạo trực tuyến cho cả chương trình đào tạo (E-learning) là bước chuyển cốt lõi nhất, làm thay đổi mô hình đào tạo, mô hình quản trị đại học. Bài viết nghiên cứu về đào tạo trực tuyến (E-learning) trong bối cảnh chuyển đổi số của giáo dục đại học Việt Nam nhằm đánh giá thực trạng đào tạo đại học trực tuyến ở hình thức E-learning của các cơ sở giáo dục đại học và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy đào tạo trực tuyến.