Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 843
Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ và giải pháp quản lí quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây, công tác này tiếp tục được đổi mới, các giải pháp phát huy hiệu quả, góp phần duy trì bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục, thực hiện các hoạt động bảo đảm chất lượng giáo dục là một giải pháp tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông. Việt Nam đã lựa chọn kiểm định chất lượng giáo dục như một công cụ quản lí đặc biệt để bảo đảm chất lượng giáo dục. Việt Nam đã học tập kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới để xây dựng chính sách kiểm định chất lượng giáo dục và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Bài viết thảo luận về kiểm định chất lượng và thực trạng việc Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông, từ đó đề xuất kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2025 - 2030.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 513
Nghiên cứu sử dụng mô hình văn hóa tổ chức của Denison để đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp cải thiện văn hóa tổ chức tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp định lượng với kĩ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện bằng bảng hỏi khảo sát qua hình thức trực tuyến và trực tiếp cho 466 người (bao gồm 228 cán bộ quản lí và 238 giảng viên) đến từ bảy trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01-09 tháng 11 năm 2022. Dữ liệu thu thâp được chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy, giá trị của thang đo; thống kê mô tả mẫu nghiên cứu; đánh giá hiện trạng văn hóa tổ chức tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, văn hóa tổ chức tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá ở mức độ “Chấp nhận được”. Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin quan trọng về thực trạng văn hóa tổ chức tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất năm biện pháp cải thiện văn hóa tổ chức không chỉ tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mà còn có thể là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho một số trường đại học có những nét văn hóa tổ chức tương đồng.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 395
Mô hình dạy học kết hợp là một trong những cách thức giúp người học nâng cao được năng lực tự học, giúp tăng tương tác giữa cả người dạy và người học. Mô hình này đang ngày càng trở nên phổ biến bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Tuy vậy, việc sử dụng mô hình này ở các trường đại học sư phạm chưa thực sự hoàn chỉnh do các vấn đề về năng lực công nghệ thông tin, năng lực sư phạm và cơ sở vật chất. Nghiên cứu này đưa ra một trường hợp sử dụng mô hình dạy học kết hợp trên nền tảng website quản lí học tập cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh học ở nội dung “Hướng dẫn dạy học phần Tiến hóa”. Thông qua các nguyên tắc sử dụng mô hình dạy học kết hợp, quy trình dạy học kết hợp và minh họa quy trình đó ở hai tiết dạy lí thuyết của sinh viên Sư phạm Sinh học, kết quả nghiên cứu là kênh thông tin cho các nhà quản lí, giảng viên dạy tại các trường đại học sư phạm tham khảo và tiếp tục triển khai với các nội dung khác.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,006
Phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Đó là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu, có chất lượng cao, hoàn thiện về phẩm chất, năng lực. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục cần phải tập trung đến công tác quy hoạch; tuyển chọn, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá; xây dựng các chính sách, tạo môi trường làm việc và động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 356
Chuẩn đánh giá năng lực học sinh là việc đánh giá năng lực dựa trên một tiến trình hoặc mục đích rõ ràng cho phép xác định mức độ thực hiện yêu cầu cần đạt của chương trình với từng học sinh. Chuẩn đánh giá năng lực học sinh trong Hoạt động trải nghiệm cho phép cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học xây dựng các công cụ đánh giá, thiết kế và điều chỉnh việc tổ chức hoạt động nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bài viết đề cập đến vấn đề đánh giá năng lực học sinh, Chuẩn đánh giá và quy trình xây dựng Chuẩn đánh giá năng lực học sinh trong Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 253
Nghiên cứu khái quát Khung năng lực số cho người lớn học tập ở trung tâm học tập cộng đồng trong bối cảnh chuyển đổi số là một bước đi cần thiết cho giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong học tập của người lớn, việc phát huy trong chuyển đổi số để thúc đẩy học tập suốt đời, tạo ra các phương thức học mới, hiệu quả, tiết kiệm, thuận tiện là đóng góp thiết thực của công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Bằng phương pháp nghiên cứu lí luận, bài viết tập trung vào sự cần thiết của việc xây dựng Khung năng lực số cho học viên người lớn ở trung tâm học tập cộng đồng. Trên cơ sở đó đề xuất các nguyên tắc xây dựng Khung năng lực số cho học viên người lớn ở trung tâm học tập cộng đồng.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 664
“Dạy học” và “Nghiên cứu” là hai nhiệm vụ chính ở các trường đại học và được gắn kết với nhau thông qua “Dạy học định hướng nghiên cứu”. Các hoạt động điển hình của nghiên cứu trở thành thành phần không thể tách rời khỏi quá trình dạy học. Một trong những mục đích quan trọng của dạy học định hướng nghiên cứu là phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Nghiên cứu này trình bày tổng quan về dạy học định hướng nghiên cứu, tiếp đó giới thiệu thiết kế và tổ chức thực nghiệm dạy học tích hợp nghiên cứu cho môn học Quản trị dự án cho sinh viên ngành Công nghệ giáo dục - Đại học Bách khoa Hà Nội.Trên cơ sở đó, tác động của phương án dạy học tích hợp nghiên cứu đối với việc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học dựa trên phương pháp thực nghiệm tác động sẽ được đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giảng dạy theo phương án dạy học tích hợp nghiên cứu không chỉ giúp sinh viên đạt được mục tiêu của môn học mà còn giúp sinh viên phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, từ đó góp phần nâng cao trải nghiệm học tâp của sinh viên và góp phần cải thiện chất lượng dạy học đại học.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 988
Hoạt động thực địa là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo, giúp sinh viên phát triển kĩ năng chuyên môn và năng lực hội nhập mà UNESCO định nghĩa cho công dân thế kỉ XXI. Tuy nhiên, khả năng tham gia và hiệu quả của hoạt động thực địa thường khác biệt và không bình đẳng giữa các sinh viên. Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực địa của sinh viên nhằm lí giải cho vấn đề trên. Kết quả khảo sát 204 sinh viên Trường Đại học Cần Thơ cho thấy, 4 trong 12 yếu tố có ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động thực địa, gồm: “Chính sách của nhà trường” (mean = 4,21), “Bối cảnh địa lí” (mean = 4,00), “Bối cảnh xã hội” (mean = 4,09) và “Sức khỏe” (mean = 4,36). Các yếu tố này ít được đề cập trong các nghiên cứu gần đây ở các nền giáo dục phương Tây vốn nhấn mạnh sự ảnh hưởng của giới tính, kinh nghiệm, nhận thức, tài chính và bối cảnh chính trị. Chúng tôi khuyến nghị rằng, cần thể chế hóa hoạt động thực địa trong trường đại học kèm các chính sách hỗ trợ, trang bị tài liệu và các chương trình tập huấn thường xuyên. Điều đó sẽ giúp sinh viên tự tin và chuẩn bị tốt cho hoạt động thực địa ở những bối cảnh khác nhau trong và ngoài nước.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 433
Giáo viên luôn được xem là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục. Những điểm mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi giáo viên phải được trang bị kiến thức, kĩ năng, phương pháp và kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình, giáo viên chịu tác động, ảnh hưởng từ nhiều đối tượng và các thành tố liên quan đến các hoạt động giáo dục, do đó có thể gặp nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện đổi mới chương trình. Bài viết trình bày một số giải pháp về công tác tập huấn bồi dưỡng chuyên môn giúp giáo viên Việt Nam vượt qua thách thức, thực hiện triển khai thành công Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 273
Sử dụng ý kiến các bên liên quan để thiết kế, phát triển và đánh giá chuẩn đầu ra là yêu cầu bắt buộc và được các cơ sở giáo dục triển khai theo những cách tiếp cận khác nhau. Từ thực tế và kinh nghiệm của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Như là một trường hợp nghiên cứu điển hình - case study), bài viết này nhằm chia sẻ các nội dung: 1) Cơ sở lí thuyết để xây dựng chuẩn đầu ra trong đó có sử dụng ý kiến các các bên liên quan (góp phần lượng hóa giúp đánh giá việc đạt/không đạt chuẩn đầu ra sau khi sinh viên tốt nghiệp); 2) Thực trạng của việc sử dụng ý kiến các bên liên quan để thiết kế, phát triển và đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH); 3) Một số kiến nghị về việc sử dụng ý kiến các bên liên quan để thiết kế, phát triển và đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra.