VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP TRONG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC STEM CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC

VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP TRONG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC STEM CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC

Nguyễn Bùi Hậu* hau.cntt.dhv@gmail.com Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Nguyễn Chiến Thắng ncthang@sgu.edu.vn Trường Đại học Sài Gòn 273 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Chí Trung trungnc@hnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Blended Learning là mô hình học tập phổ biến được áp dụng tại nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Áp dụng mô hình này trong dạy học được coi là giải pháp tối ưu cho vấn đề hạn chế về không gian và thời gian. Trong dạy học Tin học, năng lực dạy học STEM là một trong những năng lực mới, cần phát triển cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học. Trong nghiên cứu này, dựa trên khung năng lực dạy học STEM, nhóm tác giả đề xuất quy trình phát triển năng lực dạy học STEM của sinh viên ngành Sư phạm Tin học thông qua việc vận dụng mô hình Blended Learning, từ đó xây dựng kế hoạch bài dạy để tổ chức các hoạt động học tập cho sinh viên, góp phần phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng vào thực tiễn đào tạo giáo viên phổ thông, sinh viên Sư phạm của các trường đại học Sư phạm trên toàn quốc, góp phần phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học.
Từ khóa: 
Năng lực dạy học STEM
blended learning
Sư phạm Tin học
sinh viên
Tham khảo: 

[1] Alammary, J. S. A., & Carbone, A. (2014). Blended learning in higher education: Three different design approaches. Australasian Journal of Educational Technology, 30(4), p.440-454.

[2] Bonk, C. J., & Graham, C. R. (2012). The handbook of blended learning: Global perspectives, local designs. John Wiley & Sons.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (14/8/2020). Công văn số 3089/ BGDĐT-TrH về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học.

[4] Hà, T. L. H. (2020). Giáo dục STEM ở nhà trường phổ thông và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng khung năng lực giáo dục STEM cho sinh viên Sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 65(4C), tr.196-203.

[5] Kalolo, J. F. (2016). Re-aligning approaches for successful implementation of STEM education in today’s elementary schools in developing countries: Policy commitments and practices. Journal of Education and Literature, 4(2), p.61-76.

[6] Kelley, T. R., & Knowles, J. G. (2016). A conceptual framework for integrated STEM education. International Journal of STEM Education, 3(1). https://doi.org/10.1186/s40594-016-0046-z.

[7] Lee, Y.-F., Ku, C.-J., & Lee, L.-S. (2022). Status and trends of STEM education in highly competitive countries: Country reports and international comparison. Technological and Vocational Education Research Center, National Taiwan Normal University. https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED623352.pdf.

[8] Li, Y., Wang, K., Xiao, Y., & Froyd, J. E. (2020). Research and trends in STEM education: A systematic review of journal publications. International Journal of STEM Education, 7(11). https://doi.org/10.1186/ s40594-020-00207-6.

[9] Nguyễn, B. H., Trần, L. H., & Lê, H. T. (2024). Thiết kế chủ đề giáo dục STEM trong dạy học Chuyên đề học tập Tin học 10 - Định hướng khoa học máy tính. Tạp chí Giáo dục, 24(2), tr.27-32

[10] Nguyễn, C. T., Trần, L. H., Trương, H. P., & Nguyễn, B. H. (2024). Đề xuất khung năng lực dạy học STEM của sinh viên ngành Sư phạm Tin học. Tạp chí Giáo dục, 24(19), tr.25-29.

[11] Nguyễn, T. H. (2019). Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo. NXB Trẻ.

[12] Nguyễn, T. N., Trần, T. X. Q., Nguyễn, P. U., & Tạ, T. T. (2022). Một số nghiên cứu về năng lực STEM trên thế giới và đề xuất khung năng lực STEM cho học sinh phổ thông tại Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, 22(10), tr.48-53.

[13] Nguyễn, V. B., & các cộng sự. (2019). Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam.

[14] Pennsylvania Autism Census Project: Final Report. (2009). PsycEXTRA Dataset.

[15] Trần, T. K. O., & Trần, X. H. (2023). Đề xuất quy trình dạy học kết hợp trong dạy học mạch kiến thức “Khoa học máy tính” thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tin học 2018. Tạp chí Giáo dục, 23(10), tr.21-26.

Bài viết cùng số