Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 560
Trong dạy học môn Khoa học Tự nhiên, việc khám phá kiến thức thông qua thực nghiệm sẽ tạo cơ hội để học sinh phát triển phẩm chất và năng lực. Đặc biệt là năng lực khoa học tự nhiên nói chung và năng lực tìm hiểu tự nhiên nói riêng. Tuy nhiên, nếu tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống thì sẽ có một số hạn chế đối với môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để học sinh tiếp cận kiến thức là hướng đi phù hợp trong dạy học môn Khoa học Tự nhiên, bởi khi đó nội dung kiến thức được người học kiểm chứng thông qua thực nghiệm. Đây là cơ hội để học sinh có thể vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng ngày. Bài viết đã đưa ra quy trình nghiên cứu khoa học và vận dụng quy trình này trong dạy học nội dung “Quang hợp ở thực vật”, Khoa học Tự nhiên 7. Trong dạy học bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, giáo viên cần tổ chức linh hoạt theo các bước của quy trình để học sinh tự khám phá bản chất khoa học của vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 416
Trong dạy học Tin học, năng lực dạy học STEM là một trong những năng lực mới, cần phát triển cho sinh viên Sư phạm Tin học. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tin học 2018, Robotics thuộc chuyên đề định hướng Khoa học máy tính, đây là một lĩnh vực gắn liền với giáo dục STEM. Nghiên cứu này làm nổi bật các năng lực thành phần và biểu hiện cụ thể của năng lực dạy học STEM của sinh viên ngành Sư phạm Tin học; đề xuất quy trình phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học thông qua dạy học về Robotics. Vận dụng quy trình này, giảng viên tổ chức cho sinh viên thiết kế các tình huống dạy học Robotics, góp phần phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên Sư phạm Tin học. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng vào thực tiễn đào tạo giáo viên phổ thông, sinh viên Sư phạm của các trường Sư phạm trên toàn quốc, góp phần phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 337
Singapore luôn là một hình mẫu được nghiên cứu, học hỏi, phân tích rất kĩ lưỡng. Những câu chuyện về sự phát triển thần kì của quốc gia này không còn mới mẻ. Tuy nhiên, sau hết nghiên cứu này tới nghiên cứu khác, bài báo này tới bài báo khác, một câu hỏi cần đặt ra là: Chúng ta thực sự đã học được gì từ Singapore và đã áp dụng được gì cho Việt Nam? Sự phát triển mạnh mẽ của Singapore đã tạo nên những khoảng cách đáng kể và giúp đất nước này vượt lên trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ở một số lĩnh vực quan trọng của giáo dục, khoa học, công nghệ… Tuy đó là một sự thật đã được chấp nhận lâu nay nhưng cũng là điều rất cần được suy ngẫm để thay đổi. Mục tiêu của Việt Nam vẫn phải là đuổi kịp và có thể vượt Singapore trong nhiều lĩnh vực. So với Singapore, Việt Nam có nhiều lợi thế về thiên nhiên và tiềm năng con người. Những chiến lược hợp lí về sự kết hợp hiệu quả của giáo dục với văn hóa nhằm khai thác các tiềm năng này sẽ tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội trong những cuộc đua hướng đến tương lai.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,530
Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo như trò chơi học tập không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn góp phần phát triển những kĩ năng mềm cần thiết cho học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Vì vậy, việc sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt không chỉ giúp học sinh lớp 1 nắm vững kiến thức, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập mà còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Do đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tích cực áp dụng hình thức trò chơi học tập đa dạng và phong phú để mang lại hiệu quả tốt nhất cho học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm năng lực giao tiếp và hợp tác, trò chơi học tập và yêu cầu về năng lực chung trong môn Tiếng Việt, bài viết xây dựng các nguyên tắc tổ chức trò chơi, cách thức sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt 1, đồng thời đưa ra một số trò chơi phù hợp để giáo viên có thể vận dụng trong giảng dạy.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 524
Hiện nay, việc vận dụng Toán học vào thực tiễn đang là một trong những hoạt động rất được quan tâm trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta. Dạy học thực hành và trải nghiệm hiện đang là nội dung bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018. Điều này nói lên tính cấp thiết và cần thiết của hoạt động dạy học. Ở lớp 8, nội dung chủ đề hàm số bậc nhất là nội dung quan trọng. Nội dung hàm số bậc nhất là nội dung tiềm năng giúp tổ chức tốt các hoạt động thực hành và trải nghiệm. Tuy nhiên, khi tổ chức dạy học thực hành và trải nghiệm chủ đề hàm số bậc nhất với sự trợ giúp của bảng đen, phấn trắng thì việc xác định giao đểm của hai hàm số nhiều khi không chính xác hoặc đôi lúc không xác định được. Những điều này sẽ được khắc phục nhờ sử dụng phần mềm GeoGebra. Phần mềm GeoGebra cho phép xác định điểm hòa vốn, minh họa trực quan các hàm số Toán học giúp học sinh nắm bắt bản chất vấn đề và giải quyết bài toán tốt hơn. Trong bài viết, nhóm tác giả đưa ra quan niệm, đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của dạy học thực hành và trải nghiệm cũng như quy trình và cách thức tổ chức thông qua bài dạy “Lập kế hoạch kinh doanh cho hội trại” với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 323
Dữ liệu nghiên cứu là một trong những sản phẩm giá trị nhất của phần lớn các nghiên cứu. Việc công khai các bộ dữ liệu nghiên cứu dưới dạng miễn phí và truy cập mở do đó trở thành một trong những thực hành cốt lõi của phong trào khoa học mở. Trong bối cảnh này, xuất bản các bài báo dữ liệu là một lựa chọn tối ưu, không chỉ để công bố dữ liệu mà còn cung cấp các mô tả cần thiết giúp đồng nghiệp và cộng đồng nghiên cứu dễ dàng tìm kiếm, truy cập và tái sử dụng. Tuy nhiên, việc xuất bản dữ liệu vẫn là một thực hành chưa phổ biến và còn xa lạ đối với các nhà khoa học Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung xem xét các bài báo dữ liệu thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội của các tác giả Việt Nam được công bố trên các tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu SCOPUS. Kết quả cho thấy, có 57 bài báo dữ liệu được ghi nhận, với số lượng vượt mốc 10 bài/năm từ năm 2020, trùng với thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, trong đó các công bố nổi bật chủ yếu thuộc lĩnh vực giáo dục. Phần lớn các bài báo được công bố trên Tạp chí Data in Brief. Ngoài ra, nghiên cứu cũng liệt kê các nguồn tài trợ cho các bài báo dữ liệu và thảo luận về tầm quan trọng của thực hành này đối với cộng đồng học thuật Việt Nam.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 262
Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở là một yếu tố then chốt đáp ứng theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Mục đích nghiên cứu là quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Châu Đốc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu 40 cán bộ quản lí và 240 giáo viên của 10 trường trung học cơ sở và tập trung vào các lĩnh vực: 1) Thực trạng lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; 2) Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; 3) Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; 4) Thực trạng kiểm tra hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu cán bộ quản lí và giáo viên các trường trung học cơ sở cho thấy những hạn chế trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Qua đó, đề xuất với các cấp lãnh đạo 04 biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 411
Sử dụng bài tập đánh giá năng lực khoa học đáp ứng được yêu cầu đánh giá định kì và đánh giá thường xuyên. Tuy nhiên, việc thiết kế các bài tập đánh giá năng lực trong dạy học Khoa học của giáo viên đáp ứng đổi mới chương trình và tiệm cận với một số chương trình quốc tế còn nhiều hạn chế. Do đó, nghiên cứu xây dựng 02 bài tập đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, 03 bài tập đánh giá năng lực tìm hiểu về môi trường tự nhiên xung quanh và 03 bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề “Con người và sức khoẻ” môn Khoa học lớp 4 dựa trên thang nhận thức của Bloom và tiệm cận với đánh giá năng lực trong chương trình quốc tế của Cambridge. Các bài tập được đưa vào thực nghiệm ở Trường Tiểu học Mùa Xuân, quận Bình Thạnh cho thấy có sự khác biệt về việc hoàn thành các yêu cầu bài tập đánh giá giữa học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi giáo viên triển khai dạy học. Trong lớp thực nghiệm, giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức từ bài học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kết quả cho thấy, học sinh thực hiện các bài tập tình huống đạt hiệu quả cao hơn so với lớp đối chứng, đặc biệt trong việc giải thích mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và việc chăm sóc sức khỏe. Những kết quả này cung cấp cơ sở cho giáo viên trong việc xây dựng và triển khai các bài tập đánh giá năng lực khoa học, đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt của môn Khoa học, đồng thời tiệm cận với tiêu chuẩn đánh giá quốc tế.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 517
Trong xã hội hiện đại, phát triển năng lực số cho học sinh nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia là việc làm cần thiết. Giáo dục STEM thông qua dạy học môn Toán không chỉ phát triển các kĩ năng Toán học, Khoa học, Công nghệ và Kĩ thuật mà còn hỗ trợ phát triển năng lực số cho học sinh. Tuy nhiên, vấn đề phát triển năng lực số cho học sinh thông qua giáo dục STEM trong dạy học môn Toán vẫn còn nhiều thách thức. Mục đích của nghiên cứu này nhằm giúp giáo viên xây dựng được kế hoạch dạy học môn Toán cấp Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực số cho học sinh thông qua giáo dục STEM, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời đại mới. Trên cơ sở phân tích một số vấn về năng lực số, khung năng lực số của học sinh phổ thông, giáo dục STEM, xem xét cơ hội thực hiện giáo dục STEM và phát triển năng lực số cho học sinh trong môn Toán, bài viết đề xuất cách thức xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực số cho học sinh Trung học cơ sở thông qua giáo dục STEM, được minh họa qua một phần kế hoạch dạy học môn Toán lớp 6.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 442