Mô hình câu lạc bộ trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học - Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội

Mô hình câu lạc bộ trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học - Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội

Nguyễn Diệp Ngọc ndngoc@daihocthudo.edu.vn Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 98 Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Ngô Thị Kim Hoàn* ntkhoan@daihocthudo.edu.vn Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 98 Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Câu lạc bộ sinh viên là một trong những tổ chức nòng cốt của bất cứ trường đại học nào. Trong đó, sẽ có nhiều câu lạc bộ hoạt động với đặc thù và hình thức khác nhau nhưng đều thống nhất dưới sự chỉ đạo của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên nhà trường. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học. Những giáo viên tiểu học tương lai sẽ phải tổ chức hoạt động này ở tiểu học cho học sinh. Một trong những loại hình của hoạt động trải nghiệm là thông qua các câu lạc bộ. Vì thế, việc tham gia các câu lạc bộ khi đang là sinh viên sẽ giúp các giáo viên tiểu học tương lai có điều kiện trải nghiệm từ việc tổ chức hoạt động, vận hành câu lạc bộ cho đến thiết kế nội dung, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học sau này. Trong khuôn khổ bài viết, nhóm tác giả đưa ra những mô hình câu lạc bộ sinh viên ngành Giáo dục tiểu học tại Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đang tham gia và vận hành như là một hình thức tự bồi dưỡng trong quá trình rèn luyện nghề để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cụ thể để thúc đẩy sinh viên tham gia câu lạc bộ tích cực và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
Từ khóa: 
Student clubs
primary education
experiential activities
teacher competence
teacher training.
Tham khảo: 

[1] Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, Các quyết định về việc thành lập mới các câu lạc bộ, đội, nhóm sinh viên, Hà Nội.

[2] Geršić, S, Odgojno djelovanje putem izvannastavnih aktivnosti. Život i škola: časopis za teoriju i praksu odgojai obrazovanja, 23(1–2), 87–91.

[3] Kristina Kuhar, Jakov Sabljić, (2015), The Work and Role of Extracurricular Clubs in Fostering Student Creativity, Journal of Education and Training Studies Vol. 4, No. 4; April 2016, ISSN 2324-805X E-ISSN 2324-8068. Published by Redfame Publishing, URL: http://jets.redfame.com.

[4] Previšić, V, (1987), Izvannastavne aktivnosti i stvaralaštvo. Zagreb: Školske novine.

[5] Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, (23/9/2017), Quyết định số 17/QĐ HSV về việc Tổ chức lại các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm trực thuộc Hội Sinh viên Trường, Hà Nội.

[6] Nguyễn Đăng Hải, (2020), Nghiên cứu đề xuất các mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao trong sinh viên Trường Đại học Tiền Giang, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 25 (9), tr.44-48.

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông, Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành theo thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018)

[8] Ban Thư kí Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Sinh viên Việt Nam.

[9] Nguyễn Thị Hồng, (2021), Giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt Câu lạc bộ Sinh viên tại Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, Tạp chí Khoa học, số 51, tr.85-92.

[10] Nguyễn Thị Mai Anh, Đỗ Minh Hiếu, (2023), Vận dụng mô hình Câu lạc bộ sách để tổ chức tiết dạy Đọc mở rộng trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Journal of educational equypment: Applied research, Special Issue 2 June 2023, 264-266. ISSN 1859 - 0810.

[11] Hội Sinh viên Việt Nam, (2009), Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Sinh viên Việt Nam, Hà Nội.

[12] Foubert John D., Grainger Lauren U, (2006), Effects on involvement in Clubs and Organizations on the psy chosocial development of first - year and senior college students, Nasps Journal, Vol.43, No.1.1.

[13] Hegedus Christine M, (2012), Student participation in collegiate organizations - Expanding the boundaries, University of Arizona.

[14] Monotolongo Ricardo, (2002), Students participation in college studen organizationa: A review of literature, Journal of indiana University.

Bài viết cùng số