Giải pháp nâng cao kết nối doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại học

Giải pháp nâng cao kết nối doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại học

Lê Chi Lan chilansgu.kt@gmail.com Trường Đại học Sài gòn 273 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động là một vấn đề trọng tâm mà các cơ sở giáo dục và đào tạo đặc biệt chú trọng. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xem là yếu tố then chốt và cấp bách trong lĩnh vực giáo dục… Nghiên cứu đã tiến hành thu thập ý kiến từ 40 doanh nghiệp để đánh giá mức độ cần thiết và mức độ đáp ứng trong quá trình kết nối giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ cần thiết ở mức cao, tuy nhiên mức độ đáp ứng lại chỉ ở mức khá. Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng hiện tại. Để giải quyết vấn đề này, việc gắn kết chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn trong quá trình đào tạo là hết sức cần thiết. Bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc kết nối giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng như giáo dục đại học.
Từ khóa: 
Giải pháp
doanh nghiệp
Kết nối
cơ sở đào tạo
nguồn nhân lực.
Tham khảo: 

[1] Ngô Xuân Bình, (6/2011), Đào tạo nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới thị trường tuyển dụng lao động, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 69, tr.58 - 60.

[2] Chính phủ, (24/01/2018), Nghị quyết số 08/NQ-CP ban hành Chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

[3] Lê Chi Lan, (3/2013), Đánh giá chương trình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, Tạp chí Giáo dục, số 305, kì 1, tr.29 -30.

[4] Siti Nur Fazillah Mohd Fauzi Nor’aini Yusof, Nazirah Zainul Abidin, Hanizam Awang, (2013), Improving Graduates’ Employability Skills through Industrial Training: Suggestions from Employers, Journal of Education and Practice, No.4 (Vol.4), pp. 23 - 29.

[5] Lee Harvey, (2002), New realities: The relationship between higher education and employment, Printed in the Netherlands, Kluwer Academic Publishers.

[6] Mai Yến Lan, (10/2023), Thực trạng và giải pháp quản lí giáo dục nghề nghiệp, Tạp chí điện tử Giáo chức Việt Nam.

[7] Đào Trọng Thi, (3/2011), Một số ý kiến về quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 66, tr.5-7.

[8] Nguyễn Thị Tuyết Chinh, (9/2011), Đào tạo theo yêu cầu xã hội - Vấn đề sống còn của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường đại học hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt.

[9] Trần Thanh Hải - La Thị Kim Bích - Huỳnh Thanh Quan, (12/2020), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các Trường Đại học An Giang, Tạp chí Giáo dục, số 491, kì 1, tr.54-58.

[10] Vũ Đức Tâm - Phan Hùng Thư, (10/2020), Quản lí chất lượng chương trình đào tạo: Một nghiên cứu về các mô hình quản lí chất lượng, Tạp chí Giáo dục, số 488, kì 2, tr.01-06.

[11] Nguyễn Đức Toàn, (5/2020), Thực trạng quản lí hoạt động đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Việt Đức Nghệ An, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 1, tr.284-288.

Bài viết cùng số