Giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi dưới bình diện tiếp cận và công bằng trong tiếp cận giáo dục cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi dưới bình diện tiếp cận và công bằng trong tiếp cận giáo dục cho học sinh người dân tộc thiểu số

Trần Thị Yên yentt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Giáo dục nói chung, giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong đó, ngày càng hướng tới chất lượng của giáo dục, đáp ứng nhu cầu của người học về cơ hội tiếp cận và về chất lượng đối với học sinh người dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cùng đất nước. Dưới bình diện tiếp cận và công bằng trong tiếp cận giáo dục cho học sinh người dân tộc thiểu số, bài viết cung cấp kịp thời những minh chứng về thực trạng các vấn đề liên quan đến học sinh người dân tộc thiểu số qua công tác phổ cập giáo dục, qua thang đo dựa trên các tiêu chí chính về tỉ lệ nhập học, nhập học đúng độ tuổi, lên lớp, chuyển cấp và các vấn đề về giới, dân tộc, vùng miền,… được phát hiện/phân tích thông qua các nghiên cứu, các thông tin dữ liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Thống kê,… làm cơ sở cho việc đề xuất, kiến nghị xây dựng chiến lược giáo dục Việt Nam trong giai đoạn tới.
Từ khóa: 
Education access
equalizing in education
ethnic minority
Tham khảo: 

[1] Vụ Giáo dục Dân tộc, (2019), Khảo sát định hướng phát triển giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi trong Chiến lược Phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

[2] Uỷ Ban Dân Tộc - Tổng cục Thống kê, (2020), Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019, NXB Thống kê.

[3] Hội đồng Dân tộc Quốc hội, (3/2019), Đánh giá việc thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến phân luồng sau giáo dục trung học cơ sở tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số

[4] Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, (12/2019), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019), NXB Thống kê.

[5] Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, (2019), Nghiên cứu theo dõi lần vết học sinh song ngữ chuyển tiếp lên trung học cơ sở và cấp học cao hơn giai đoạn 2014-2019.

[6] Hội đồng Dân tộc Quốc hội, (01/2020), Nghiên cứu tình hình bỏ học của trẻ em cấp Trung học cơ sở giai đoạn 2016 - 2019.

Bài viết cùng số