KHUNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC THEO CHU TRÌNH “(CCr-EEr)AArPPrDDr”

KHUNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC THEO CHU TRÌNH “(CCr-EEr)AArPPrDDr”

Nguyễn Tiến Hùng* hunga60@gmail.com Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 98 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Lê Anh Vinh vinhle@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Vũ Thị Thanh Loan loanvtt@ocean.edu.vn Trung tâm Ngoại ngữ Quốc tế Ocean Edu 204 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Đỗ Hoàng Dương dhduong@hnmu.edu.vn Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 98 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Đinh Đức Tài taidd@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trước yêu cầu trách nhiệm giải trình chất lượng ngày càng cao, hoạt động bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo được đặc biệt quan tâm. Bài báo đề xuất chu trình “(CCr-EEr)AArPPrDDr” làm “lõi” kết hợp với mô hình CIPO, phân tích SWOT, 5W1H và 3M1F1E để bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học và sau đại học theo các tiêu chí và chỉ báo chất lượng, gồm 03 bước: 1) Chỉ đạo thiết lập định hướng phát triển đào tạo (Xác định các ngành/nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và chuẩn đầu ra cũng như chương trình đào tạo tương ứng; Chính sách chất lượng; Mục tiêu chung) theo định kì 3-5 năm; 2) Tổ chức lập kế hoạch bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo (Chỉ tiêu trung hạn/kết quả đầu ra và cụ thể/đầu ra, giải pháp và nguồn lực…); 3) Tổ chức thực hiện (Thiết lập và vận hành hệ thống thường xuyên kiểm soát, định kì đánh giá chất lượng theo tiến trình “Đầu vào - Hoạt động đào tạo - Đầu ra” và đánh giá kết quả đáp ứng nhu cầu xã hội sau tốt nghiệp, gắn với phản hồi cải tiến chất lượng. Kết quả nghiên cứu góp phần phát triển lí luận, giúp các cơ sở giáo dục có thêm lựa chọn để triển khai hoạt động bảo đảm chất lượng các chương trình đào tạo trong thực tiễn.
Từ khóa: 
bảo đảm chất lượng
Đào tạo
cơ sở giáo dục
cải tiến chất lượng
nhu cầu xã hội.
Tham khảo: 

[1] Andrews, L. (2021). PDCA: Plan, Do, Check, Act. SensrTrx Sam.

[2] AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance) .(2020). The Guide to AUN-QA Assessment at Programme Level. AUN-QA, August 2020.

[3] Dunggio, T. (2021). Work Motivation on Lecturer Achievement: Job Satisfaction as Mediating Variables. Journal Manajemen, 25(2), 312-327. https://doi.org/10.24912/jm.v25i2.742

[4] Esaki, K. (2016). Common Management Process Model of New TQM Based on the Situation Analysis. Intelligent Information Management, 8, 181-193. https://doi.org/10.4236/iim.2016.86013

[5] Haan, K. (2023). Strategic Human Resource Management. Forbes Media LLC

[6] Lodhi, I. S., & Ghias, F. (2019). Professional Development of the University Teachers: An Insight into the Problem Areas. Bulletin of Education and Research, 41(2), 207-214.

[7] MindTools. (2021). SWOT Analysis - How to Develop a Strategy for Success. 12 MIND READ.

[8] Nguyễn Tiến Hùng. (2015). Quản lí chất lượng trong giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9] Nguyễn Tiến Hùng. (2017). Phát triển khung năng lực của đội ngũ công chức, viên chức ngành Giáo dục. Tạp chí Khoa học Giáo dục, 142, 15-18

[10] Nguyễn Tiến Hùng. (2021). Phát triển Xã hội học tập: Khung Chính sách/quy định và quy trình. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 46, 6-12.

[11] Nguyễn Tiến Hùng. (2022). Chu trình tổ chức cải tiến chất lượng liên tục “C-EPD” trong đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 18(9), 1-6.

[12] Nguyễn Tiến Hùng. (2023). Đề xuất khung lí thuyết về phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học theo tiếp cận Quản lí nguồn nhân lực chiến lược dựa vào năng lực. Tạp chí Giáo dục, 23(8), 8-12.

[13] Software Testing Help. (2021). Difference Between Quality Assurance and Quality Control (QA Vs QC). https://www.softwaretestinghelp.com/qualityassurance-vs-quality-control/

Bài viết cùng số