TƯƠNG QUAN GIỮA KHU VỰC TUYỂN SINH VÀ GIỚI TÍNH VỚI KẾT QUẢ ĐIỂM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TƯƠNG QUAN GIỮA KHU VỰC TUYỂN SINH VÀ GIỚI TÍNH VỚI KẾT QUẢ ĐIỂM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Nguyễn Bá Tiến tiennb@vnu.edu.vn Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Phùng Thừa Thảo thaoptttkt@vnu.edu.vn Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Sơn Tùng tungnsttkt@vnu.edu.vn Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Tiến Thảo* ntthao@vnu.edu.vn Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nghiên cứu mối liên hệ giữa khu vực tuyển sinh, giới tính, kết quả học tập cấp trung học phổ thông với kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 67.908 thí sinh. Kết quả cho thấy, có sự tương đồng kết quả bài thi đánh giá năng lực giữa học sinh khu vực thành thị (KV3) và nông thôn (KV2 NT) nhưng khác biệt với học sinh khu vực miền núi (KV1). Điểm trung bình bài thi đánh giá năng lực thay đổi theo trật tự KV2 NT ≈ KV2 ≈ KV3 > KV1. Trong tất cả các trường hợp, tỉ lệ phần trăm học sinh nam có điểm trung bình chung cao hơn học sinh nữ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, điểm thi đánh giá năng lực có tương quan chặt chẽ với điểm học tập lớp 11 của học sinh ở tất cả các khu vực. Hệ số tương quan Pearson giữa điểm thi đánh giá năng lực và điểm học bạ giảm dần từ KV2 NT, KV3 đến KV1.
Từ khóa: 
Hệ số tương quan Pearson
đánh giá năng lực
khu vực tuyển sinh
HAS.
Tham khảo: 

[1] Aguinis, H., Culpepper, S. A., & Pierce, C. A. (2016). Revival of Test Bias Research in Preemployment Testing, Journal of Applied Psychology, 101(9), 1323– 1345.

[2] Angel Gurría. (2013). PISA 2012 Results: Excellence Through Equyty: Giving Every Student the Chance to Succeed (Volume II).

[3] Đại học Quốc gia Hà Nội. (8/2004). Báo cáo Hội thảo Khảo thí thường niên 2024

[4] Hanushek, E. A., & Woessmann, L. (2008). The role of cognitive skills in economic development. Journal of Economic Literature, 46(3), 607-668

[5] Kobrin, J. L., Patterson, B. F., Shaw, E. J., Mattern, K. D., & Barbuti, S. M. (2008). Validity of the SAT for Predicting First-Year College Grade Point Average

[6] Ngô Quỳnh An. (2017). Bất bình đẳng giáo dục ở nông thôn và thành thị. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 241, tr.68-76

[7] Noble, J. P., & Sawyer, R. L. (2004). Is high school GPA better than admission test scores for predicting academic success in college? College and University Journal, 79(4), p.17–22.

[8] Nguyễn Bá Tiến và cộng sự. (2023a). Nghiên cứu chuyển đổi điểm bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 19, số 01, tr.9-14.

[9] Nguyễn Bá Tiến và cộng sự. (2023b). Nghiên cứu mối tương quan điểm thi tốt nghiệp môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh với kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 19, số 07, tr.1-5.

[10] Sackett, P. R., Borneman, M. J., & Connelly, B. S. (2008). High stakes testing in higher education and employment: Appraising the evidence for validity and fairness.

[11] Thai Ton Duong Duong. (2024). A Statistical Analysis of Vietnamese High School English Test Score Data, Vietnam Jourrnal of Education. 8:1, p.1-17

[12] Trần Thị Thái Hà, Ngô Thị Thanh Tùng. (2014). Mối quan hệ giữa thực trạng giáo dục của thanh niên nông thôn và lựa chọn tiếp cận giáo dục của hộ gia đình. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, 30(3), tr.22-30.

Bài viết cùng số