Bảo đảm chất lượng bên ngoài theo tiếp cận dựa trên rủi ro trong giáo dục nghề nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo với Việt Nam

Bảo đảm chất lượng bên ngoài theo tiếp cận dựa trên rủi ro trong giáo dục nghề nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo với Việt Nam

Phạm Thị Minh Hiền* hien.pham@aus4skills.org Chương trình Phát triển nguồn nhân lực Australia - Việt Nam 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Hoàng Thị Kim Huệ huehk@hnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Tiếp cận dựa trên rủi ro trong bảo đảm chất lượng bên ngoài là một trong các xu hướng mới của giáo dục sau phổ thông nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Thực hiện chủ trương về hoàn thiện hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trong Văn kiện Đại hội Đảng XIII, Chiến lược Phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Việt Nam đã xác định nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng quốc gia về giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận dựa trên rủi ro. Tuy nhiên, cách tiếp cận bảo đảm chất lượng bên ngoài theo tiếp cận dựa trên rủi ro trong giáo dục nghề nghiệp là vấn đề còn khá mới tại Việt Nam và các nghiên cứu về nội dung này còn rất hạn chế. Nhận thức đầy đủ về bản chất và lợi ích của cách tiếp cận này và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ các quốc gia có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển như Australia và Đan Mạch mang lại các giá trị tham khảo cho Việt Nam trong việc nghiên cứu chính sách về bảo đảm chất lượng cũng như trong triển khai thực tiễn.
Từ khóa: 
Bảo đảm chất lượng bên ngoài
giáo dục nghề nghiệp
kinh nghiệm quốc tế
tiếp cận dựa trên rủi ro
lợi ích.
Tham khảo: 

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2021), Báo cáo Chính trị trong Văn kiện Đại hội XIII.

[2] Thủ tướng Chính phủ, (30/12/2021), Quyết định số 2239/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

[3] INQAAHE, (2013), Statement on quality assurance, Retrieved from http://www.inqaahe.org/admin/files/ assets/subsites/1/documenten/1236866920_statement on-bảo đảm chất lượng.pdf.

[4] IIEP-UNESCO, (2006), External quality assurance: Options for higher education managers, Paris: IIEP UNESCO.

[5] Martin, M., & Stella, A, (2007), External quality assurance in higher education: making choices, ISBN: 978-92-803-1304-8.

[6] CEDEFOP, (2009), Accreditation and quality assurance in vocational education and training - Selected European approaches, Luxembourg: Publications Office of the European Union.

[7] Živko, K., Željko.K, Veljko. K, Sanja,B, (2020), Risk Management in the Higher Education Quality Insurance System, Technical Journal ISSN 1846-6168 (Print), ISSN 1848-5588 (Online) Preliminary communication, https://doi.org/10.31803/tg-20200310141424

[8] King, R, (2011), The risks of risk-based regulation: the regulatory challenges of the higher education White Paper for England, HEPI.

[9] Edwards, F, (2012), The evidence for a risk-based approach to Australian higher education regulation and quality assurance, Journal of Higher Education Policy and Management, 34:3, 295-307, DOI: 10.1080/1360080X.2012.678725.

[10] TESQA, (2015), A risk and standards-based approach to quality assurance in Australia’s diverse higher education sector (Report), https://eric.ed.gov/?id=ED564142.

[11] ASQA, (2021), Regulatory Risk Framework: effective and integrated management of risk, Melbourne, Victoria, ASQA.

[12] Stoney, C, (2007), Risk management: A Guide to Its Relevance and Application in Quality Management and Enhancement, Leeds Metropolitan University

[13] Uvalić-Trumbić, S. & Martin, M, (2021), UNESCOA New Generation of External Quality Assurance Dynamics of change and innovative approaches, https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000377497/ PDF/377497eng.pdf.multi.

[14] McMillan. G, (2023), Risked Based Quality assurance in VET. Paper for Workshop on Risked Based Quality assurance in VET, 11/2024 (Ha Noi).

[15] https://www.asqa.gov.au/how-we-regulate/risk-based regulation.

[16] Ministry of Education, The Danish Approach to Quality in vocational education and Training, 2nd Edition, ISBN 978-87-603-2684-4, https://static.uvm.dk/ Publikationer/2008/vetquality2/hel.html.

[17] Shuster, T, (2023), Qualtiy assurance in VET in Denmark, Presentation materials at Policy dialogue in VET between Viet Nam and Denmark in 2023.

[18] Đỗ Năng Khánh - Phạm Thị Minh Hiền, (2019), Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp - Thực trạng và một số khuyến nghị hàm ý chính sách, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học giáo dục Việt Nam: Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi tăng trưởng và hội nhập quốc tế, ISBN 978-604-65-5037-2.

[19] Phạm Thị Minh Hiền, (01/2021), Hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Australia và các khuyến nghị chính sách với Việt Nam, Tạp chí Giáo dục Nghề nghiệp, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, số 88.

Bài viết cùng số