Hệ thống quản lí chất lượng đào tạo theo ISO và những vấn đề cần quan tâm sau chứng nhận

Hệ thống quản lí chất lượng đào tạo theo ISO và những vấn đề cần quan tâm sau chứng nhận

Nguyễn Đức Ca cand@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người sử dụng lao động và người cung cấp (cơ sở đào tạo) cho chúng ta thấy, bộ tiêu chuẩn ISO quy tụ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lí và đảm bảo chất lượng đào tạo. Đây là phương tiện hiệu quả giúp các nhà trường tự xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng tại cơ sở của mình, đồng thời cũng là phương tiện mà bên sử dụng lao động có thể căn cứ vào đó để tiến hành: Kiểm tra sự ổn định của đào tạo và chất lượng sản phẩm đào tạo trước khi kí hợp đồng. ISO đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. ISO hướng dẫn các tổ chức cũng như các cơ sở đào tạo xây dựng một Hệ thống quản lí thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của Hệ thống chất lượng theo bộ tiêu chuẩn đã chọn. Bài viết đề cập đến Hệ thống quản lí chất lượng đào tạo theo ISO và những vấn đề cần quan tâm sau chứng nhận.
Từ khóa: 
Training quality management
ISO standards
certification
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Quang Toản, (1999), ISO & TQM - Thiết lập Hệ thống quản lí hướng vào chất lượng, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

[2] https://antoanlaodong.edu.vn/lua-chon-to-chuc-chungnhan-iso.html, (2019).

[3] Vũ Ngọc Hải, (2003), Các mô hình quản lí nhà nước về giáo dục, Tạp chí Phát triển Giáo dục, số 6(54), Hà Nội.

[4] Phạm Sỹ Tiến, (1999), Xây dựng Hệ thống đảm bảo chất lượng - Một giải pháp để phát triển đào tạo sau đại học, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

[5] Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức cùng nhiều tác giả, (2004), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỉ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Bài viết cùng số