NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG HÌNH THỨC XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN TRONG DẠY HỌC ĐỌC MỞ RỘNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG HÌNH THỨC XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN TRONG DẠY HỌC ĐỌC MỞ RỘNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trịnh Thị Lan doanmoctieuthu@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Đinh Thị Ngọc Mai* lantrinh@hnue.edu.vn Trường Trung học phổ thông Đông Mỹ xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nghiên cứu khả năng sử dụng hình thức xây dựng từ điển trong dạy học đọc mở rộng cho học sinh trung học phổ thông là một hướng tiếp cận mới mẻ. Trong các bộ sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành, nội dung “đọc mở rộng” được triển khai cụ thể hơn bằng việc đưa ra văn bản hướng dẫn, lưu ý đối với học sinh trong quá trình thực hành đọc. Tuy nhiên, mục tiêu của đọc mở rộng còn chưa được làm sáng tỏ, dẫn đến việc giáo viên và học sinh vẫn còn nhận thức chung chung về đọc mở rộng, chưa có biện pháp, cách thức phù hợp trong dạy và học nội dung này. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành khảo luận một số lí thuyết về đọc mở rộng, từ điển, từ điển học; khảo sát thực trạng dạy đọc mở rộng của học sinh trung học phổ thông hiện nay và khảo sát kết quả ứng dụng hình thức xây dựng từ điển trong dạy đọc mở rộng. Hình thức xây dựng từ điển đặc biệt ở chỗ chính học sinh là người tạo ra từ điển đọc mở rộng cho riêng mình thay vì sử dụng từ điển của người khác. Điều này giúp các em tăng khả năng ghi nhớ và phát triển kĩ năng công nghệ thông tin.
Từ khóa: 
đọc mở rộng
hình thức xây dựng từ điển
từ điển đọc mở rộng
từ điển.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

[2] David, R.H. (1988). Survey review: Graded readers. ELT Journal

[3] Đỗ Ngọc Thống. (2023). Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 8. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] Harold, P. (1921). The Principle of language Study. Kessinger Publishing

[5] Hoàng Thị Tuyền Linh. (2002). Một số vấn đề về thông tin ngữ nghĩa trong từ điển giải thích tiếng Việt. Luận án Tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học. Thư viện Quốc gia Việt Nam

[6] Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn. (1996). Từ điển Bách khoa Việt Nam. NXB Từ điển Bách khoa.

[7] Jarceva, N. (1990). Encyclopedia of linguistics (in Russian). Moscow Soviet Encyclopedia Publishing House

[8] Ladislav, Z. (1971). Lexicography textbook. Academia Praha.

[9] Nguyễn Ngọc Thùy An. (2020). Xây dựng trang blog hỗ trợ đọc mở rộng trong dạy học môn Tiếng Việt lớp bốn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

[10] Nguyễn Văn Tùng (chủ biên). (2018). Đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[11] Richard, D & Julian, B. (2005). Extensive reading in the second language classroom. Cambridge University Press.

[12] Reinhard, H & Gregory, J. (1972). Dictionary of lexicography. Routledge London and New York.

[13] Stephen, K. (2004). The power of reading: Insights from the research. Libraries Unlimited.

[14] Timothy, B. (2001). Extensive reading speed and comprehension. An International Online Journal, 1(1), 112–130.

Bài viết cùng số