Danh sách bài viết

Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 88
Rối loạn phổ tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển tồn tại suốt cuộc đời của con người. Thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỉ có xu hướng ngày càng tăng ở trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ của mọi người ở các lĩnh vực khác nhau và nhất là sự tham gia hỗ trợ của ngành Công tác xã hội, đặc biệt là sau biến cố. Bài viết tập trung đi vào tìm hiểu một số khía cạnh cơ bản về công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ trị liệu cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ phục hồi sau biến cố. Làm rõ các hoạt động hỗ trợ trị liệu cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ như hoạt động tham vấn, hoạt động giáo dục, hoạt động kết nối nguồn lực.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 145
Nghiên cứu này đề cập đến những nội dung và cách thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Cụ thể là các hướng dẫn về các nội dung: 1/ Phối hợp trong nhận diện phát hiện trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt; 2/ Phối hợp trong lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; 3/ Phối hợp trong công tác đánh giá sự phát triển của trẻ. Các hướng dẫn này sẽ giúp cho các nhà trường, cán bộ quản lí và giáo viên mầm non thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp để những trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt có cơ hội phát triển phù hợp với đặc điểm cá nhân và đáp ứng được yêu cầu của Chương trình Giáo dục mầm non hiện nay.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 157
Giáo dục hòa nhập là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam xác định là con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây là cơ hội để mọi trẻ em trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng. Trong bài viết này, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập và hướng tới giáo dục bền vững cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 227
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền vững của chương trình đào tạo nội bộ tại một số doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các biện pháp cải thiện. Kết quả cho thấy sự đánh giá tích cực về chương trình đào tạo nội bộ, đặc biệt là về khả năng cung cấp kiến thức, kĩ năng và hỗ trợ từ đội ngũ giảng viên và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn những khía cạnh cần được cải thiện như tương tác và phản hồi chặt chẽ hơn, cũng như việc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho chương trình. Dựa trên những phân tích và kết quả thu được, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và tính bền vững của chương trình đào tạo nội bộ trong các doanh nghiệp tại Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Các biện pháp này bao gồm tăng cường chất lượng chương trình, cải thiện tương tác và hỗ trợ, thu thập và sử dụng phản hồi hiệu quả, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cũng như khuyến khích đánh giá và công nhận thành tích của nhân viên.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 211
Thực hành điện tử đóng vai trò quan trọng trong đào tạo sinh viên chuyên ngành kĩ thuật. Tuy nhiên, việc giảng dạy theo phương pháp truyền thống gặp nhiều hạn chế. Bài viết đề xuất cách tích hợp hiệu quả mô phỏng vào giảng dạy, vận dụng phương pháp mô phỏng như một giải pháp để tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập môn Thực hành Điện tử cơ bản cho sinh viên. Nội dung nghiên cứu tập trung vào phương pháp mô phỏng trong dạy học và quy trình tổ chức dạy học mô phỏng trong quá trình dạy học. Mô phỏng không chỉ là công cụ hỗ trợ giảng dạy, mà còn là cầu nối giữa lí thuyết và thực tế, tạo ra môi trường học tập đa dạng và hiệu quả cho sinh viên. Mô phỏng được áp dụng trong dạy học là việc sử dụng các công cụ và phần mềm trên máy tính để tạo ra các tình huống giả định, các ví dụ và bài thực hành cho sinh viên. Nghiên cứu khảo nghiệm kế hoạch dạy học sử dụng mô phỏng môn Thực hành Điện tử cơ bản, cách triển khai mô phỏng trong bài giảng và đánh giá ban đầu việc áp dụng mô phỏng trong dạy học môn Thực hành Điện tử cơ bản.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 231
Đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là một hoạt động bảo đảm chất lượng bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục đại học. Bài viết này trình bày nghiên cứu nhằm khởi tạo một mô hình tham chiếu bao gồm các đối tượng dữ liệu và các thành phần liên quan trong vòng đời đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo đại học. Mô hình tham chiếu được đề xuất có tính đến các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng như AUN-QA, ABET và các quy định của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Mô hình tham chiếu hỗ trợ công nghệ thông tin này đặt nền tảng cho sự thành công của quá trình chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục, bao gồm đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đẩu ra của chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học. Bài viết cũng trình bày phần mềm hỗ trợ mô hình tham chiếu và kết quả thí điểm bước đầu việc đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 123
Nghiên cứu này đề cập đến các vấn đề sau: 1) Nhận diện những trẻ tăng động giảm chú ý và có vấn đề về hành vi trong trường mầm non thông qua bảng kiểm về các dấu hiệu trẻ có hành vi bất thường, từ đó có thể hỗ trợ và giúp trẻ được phát hiện, can thiệp sớm; 2) Một số biện pháp giúp giáo viên quản lí các hành vi của trẻ tăng động giảm chú ý trong trường mầm non thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường: Hoạt động học; hoạt động ăn, ngủ; hoạt động vui chơi. Những biện pháp này giúp giáo viên hạn chế được một số hành vi không bình thường ở trẻ tăng động giảm chú ý và đảm bảo các hoạt động trong ngày được thực hiện đúng kế hoạch đã xây dựng trước đó.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 100
Vốn từ được xem là nền móng để phát triển ngôn ngữ. Nhờ có vốn từ mà trẻ dễ dàng chiếm lĩnh được tri thức, vốn kinh nghiệm sống. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu vốn từ của trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ nhằm giúp các “em có vốn từ tích cực, hiểu nghĩa của từ và sử dụng các từ vào đúng mục đích, hoàn cảnh giao tiếp”. Trẻ ở giai đoạn 3 - 4 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ. Đây được gọi là thời kì “Phát cảm về ngôn ngữ”. Thời điểm này, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm của trẻ vô cùng nhạy cảm và “thấm hút” rất nhanh ngôn ngữ, từ đó giúp trẻ dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau, đánh dấu giai đoạn phát triển quan trọng về mọi mặt từ thể chất đến trí tuệ. Như vậy, vốn từ của trẻ rối loạn phổ tự kỉ phụ thuộc vào mức độ nặng - nhẹ, độ tuổi và thời gian can thiệp sớm.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 137
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là các kĩ năng xã hội. Hạn chế trong giao tiếp tương tác xã hội, hành vi định hình dập khuôn lặp lại là những đặc điểm khiến trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp nhiều cản trở trong quá trình tiếp nhận và thực hành các kĩ năng xã hội trong cuộc sống. Bởi vậy, bên cạnh việc nhận diện và can thiệp sớm thì việc sử dụng câu chuyện xã hội để hỗ trợ cho quá trình giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ là rất quan trọng. Bài báo tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng câu chuyện xã hội trên mẫu khách thể là 60 giáo viên can thiệp tại một số cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số giáo viên đã nhận thức khá đầy đủ về các khái niệm và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng xã hội thông qua câu chuyện xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Điều này thể hiện qua việc giáo viên đã áp dụng các phương pháp khác nhau, tần suất sử dụng câu chuyện xã hội cũng như những đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của giáo viên trong quá trình giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ tự kỉ 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên, việc sử dụng câu chuyện xã hội chưa được hiệu quả, đồng đều và liên tục trong quá trình giáo dục các kĩ năng xã hội. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng đã định hướng việc có những nghiên cứu sâu, cụ thể hơn về vấn đề này.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 103
Hội chứng tự kỉ (ASD) là rối loạn phát triển não bộ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội và hành vi. Tỉ lệ mắc ASD đang tăng đáng kể trên thế giới. Ở Việt Nam, việc tiếp cận các dịch vụ can thiệp cho trẻ tự kỉ còn hạn chế. Với đào tạo thích hợp, phụ huynh có thể hỗ trợ sự phát triển của con. Nghiên cứu này đánh giá tác động của các chương trình đào tạo phụ huynh đối đến sự tiến bộ của trẻ mắc hội chứng tự kỉ. Khảo sát được thực hiện với 178 phụ huynh và 247 giáo viên ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, trẻ có phụ huynh được đào tạo có tiến bộ hơn đáng kể về kĩ năng xã hội, giao tiếp, tự quản lí và học tập. Phụ huynh được đào tạo cũng báo cáo sự tăng tự tin về khả năng tự dạy con và hiểu biết về tự kỉ. Giáo viên quan sát sự tiến bộ ở nhóm trẻ có phụ huynh được đào tạo. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa tiếp cận được đào tạo có hệ thống. Chương trình Parenting Partner Program được đề xuất nhằm giải quyết vấn đề trên, cung cấp phụ huynh những thông tin chuẩn xác, dạy phụ huynh về các kĩ thuật dựa trên ABA để hỗ trợ trẻ và tạo ra một mạng lưới kết nối giữa phụ huynh và với nhà chuyên môn.