Danh sách bài viết

Số: /2025 Số CIT: 0 Số lượt xem: 235
Hiệu quả của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận trải nghiệm phụ thuộc vào kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống mà giáo viên xây dựng. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết để phân tích và tổng hợp, so sánh các tài liệu từ sách chuyên khảo, các công trình khoa học công bố trên tạp chí, mạng Internet và các báo cáo liên quan. Bài viết đã thu thập được nghiên cứu liên quan để làm rõ các khía cạnh về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo tiếp cận trải nghiệm và giới thiệu quy trình thiết kế kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cân trải nghiệm, bao gồm 6 bước: 1/Xác định tên (chủ đề) giáo dục kĩ năng sống; 2/Xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục kĩ năng sống; 3/Xác định các lực lượng tham gia, quy mô, điều kiện, phương tiện cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống; 4/Xác định các hoạt động và tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống; 5/Xác định những yêu cầu chuẩn bị đối với giáo viên và học sinh; 6/Xác định yêu cầu đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống.
Số: /2025 Số CIT: 0 Số lượt xem: 164
Nghiên cứu khả năng sử dụng hình thức xây dựng từ điển trong dạy học đọc mở rộng cho học sinh trung học phổ thông là một hướng tiếp cận mới mẻ. Trong các bộ sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành, nội dung “đọc mở rộng” được triển khai cụ thể hơn bằng việc đưa ra văn bản hướng dẫn, lưu ý đối với học sinh trong quá trình thực hành đọc. Tuy nhiên, mục tiêu của đọc mở rộng còn chưa được làm sáng tỏ, dẫn đến việc giáo viên và học sinh vẫn còn nhận thức chung chung về đọc mở rộng, chưa có biện pháp, cách thức phù hợp trong dạy và học nội dung này. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành khảo luận một số lí thuyết về đọc mở rộng, từ điển, từ điển học; khảo sát thực trạng dạy đọc mở rộng của học sinh trung học phổ thông hiện nay và khảo sát kết quả ứng dụng hình thức xây dựng từ điển trong dạy đọc mở rộng. Hình thức xây dựng từ điển đặc biệt ở chỗ chính học sinh là người tạo ra từ điển đọc mở rộng cho riêng mình thay vì sử dụng từ điển của người khác. Điều này giúp các em tăng khả năng ghi nhớ và phát triển kĩ năng công nghệ thông tin.
Số: /2025 Số CIT: 0 Số lượt xem: 217

Học tập tự chủ của sinh viên là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Đội ngũ cố vấn học tập đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, từ đó cải thiện hiệu quả học tập và rèn luyện. Để phát triển đội ngũ cố vấn học tập, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng bao gồm chủ thể quản lí, đối tượng quản lí và môi trường làm việc là rất cần thiết. Khi các yếu tố này được nhận diện rõ ràng, nhà quản lí có thể triển khai các biện pháp hiệu quả để tối ưu hóa vai trò của cố vấn học tập trong việc hỗ trợ sinh viên phát triển năng lực học tập tự chủ. Bài viết trình bày khái niệm về học tập tự chủ, cố vấn học tập, phát triển đội ngũ cố vấn học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ này trong việc hỗ trợ sinh viên học tập tự chủ.

Số: /2025 Số CIT: 0 Số lượt xem: 183
Sinh hoạt chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực giáo viên và tạo môi trường học tập tích cực. Mục đích của bài viết là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là định lượng. Mẫu khảo sát là 252 cán bộ quản lí và giáo viên ở các trường trung học phổ thông tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có ba chức năng quản lí tác động đến kết quả sinh hoạt chuyên môn của giáo viên theo thứ tự từ cao đến thấp là chỉ đạo thực hiện kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và lập kế hoạch sinh hoạt chuyên của tổ trưởng chuyên môn. Kết quả này là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hoạt động chuyên môn của giáo viên, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Số: /2025 Số CIT: 0 Số lượt xem: 246
Phát triển năng lực số có ý nghĩa quan trọng trong đào tạo giáo viên ở các cơ sở giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá toàn diện về cách thức phát triển năng lực số cho sinh viên đại học ngành Giáo dục tiểu học hiện nay. Bài viết sử dụng quy trình PRISMA và tìm kiếm, phân tích 34 ấn phẩm về cách thức phát triển năng lực số xuất hiện trên Scopus, Web of Science, Google Scholar từ năm 2014 đến năm 2024. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp văn bản để trích xuất từ khóa, chỉ ra bốn phương thức chính phát triển năng lực số cho sinh viên đại học ngành Giáo dục tiểu học, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai. Kết quả nghiên cứu này sẽ là tư liệu giúp các nhà nghiên cứu cũng như các cơ sở giáo dục đại học có những định hướng phù hợp trong đào tạo phát triển năng lực số cho sinh viên đại học nói chung và sinh viên đại học ngành Giáo dục tiểu học nói riêng.
Số: /2025 Số CIT: 0 Số lượt xem: 190

Đối với nhiều học sinh, sinh viên, tư duy là một thứ vô hình nên giáo viên cần giúp cho suy nghĩ của các em trở nên hữu hình để các em nhận biết là mình đang học và suy nghĩ như thế nào. Thông qua thói quen tư duy hữu hình, học sinh, sinh viên có thể diễn đạt theo cách các em suy nghĩ, có sự liên hệ sâu hơn với các ý tưởng của mình và học sâu hơn. Điều đáng chú ý là tất cả học sinh, sinh viên đều có thể tham gia đóng góp theo cách của riêng mình để tạo lớp học sáng tạo hơn, hợp tác hơn, hiệu quả hơn. Bài viết giới thiệu, phân tích một số nguyên tắc của việc đưa thói quen tư duy vào trường học, lớp học sau khi trình bày chọn lọc một số khái niệm quan trọng và giới thiệu về dự án Project Zero, dự án nghiên cứu tại Đại học Harvard với bộ thói quen tư duy. Đồng thời, bài viết đưa ra một số lí do của việc đưa thói quen tư duy vào giờ học ngôn ngữ nói chung và giờ học kĩ năng nói nói riêng cũng như giới thiệu một số thói quen tư duy hữu hình tiêu biểu có thể ứng dụng vào việc phát triển kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh, sinh viên.

Số: /2025 Số CIT: 0 Số lượt xem: 180
Trước yêu cầu trách nhiệm giải trình chất lượng ngày càng cao, hoạt động bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo được đặc biệt quan tâm. Bài báo đề xuất chu trình “(CCr-EEr)AArPPrDDr” làm “lõi” kết hợp với mô hình CIPO, phân tích SWOT, 5W1H và 3M1F1E để bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học và sau đại học theo các tiêu chí và chỉ báo chất lượng, gồm 03 bước: 1) Chỉ đạo thiết lập định hướng phát triển đào tạo (Xác định các ngành/nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và chuẩn đầu ra cũng như chương trình đào tạo tương ứng; Chính sách chất lượng; Mục tiêu chung) theo định kì 3-5 năm; 2) Tổ chức lập kế hoạch bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo (Chỉ tiêu trung hạn/kết quả đầu ra và cụ thể/đầu ra, giải pháp và nguồn lực…); 3) Tổ chức thực hiện (Thiết lập và vận hành hệ thống thường xuyên kiểm soát, định kì đánh giá chất lượng theo tiến trình “Đầu vào - Hoạt động đào tạo - Đầu ra” và đánh giá kết quả đáp ứng nhu cầu xã hội sau tốt nghiệp, gắn với phản hồi cải tiến chất lượng. Kết quả nghiên cứu góp phần phát triển lí luận, giúp các cơ sở giáo dục có thêm lựa chọn để triển khai hoạt động bảo đảm chất lượng các chương trình đào tạo trong thực tiễn.
Số: /2025 Số CIT: 0 Số lượt xem: 155
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực đang dần được chú trọng và ứng dụng rộng rãi ở các trường phổ thông. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã đề cao việc phát triển năng lực toàn diện cho học sinh, không chỉ tập trung vào kiến thức mà còn hướng đến khả năng vận dụng thực tế. Môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức nền tảng về Kinh tế và Pháp luật. Do đó, việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực trong môn học này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn gặp nhiều thách thức. Bài viết phân tích thực trạng kiểm tra, đánh giá năng lực trong dạy học môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Số: /2025 Số CIT: 0 Số lượt xem: 262
Bài viết tổng quan các nghiên cứu trước đây về vấn đề quản lí đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu nhân lực ở các địa phương. Các nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như các giải pháp quản lí đào tạo ở trường đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu nhân lực địa phương. Để đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, các cơ sở đào tạo cần phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động trong việc xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra, phối hợp trong nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập. Tuy nhiên, bài viết chỉ ra rằng, mặc dù có nhiều giải pháp được đề xuất nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu tổng hợp có tính đồng bộ giữa các địa phương, nhất là những địa phương có đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ đó, bài viết khuyến nghị cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn để cải thiện hiệu quả hoạt động quản lí đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực ở các địa phương trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội hiện nay.
Số: /2025 Số CIT: 0 Số lượt xem: 386

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá thực trạng về hoạt động dạy học nhóm môn Khoa học tự nhiên theo định hướng giáo dục STEM tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng cách khảo sát 161 giáo viên và nhà quản lí từ 6 trường trung học phổ thông, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi gồm 42 câu hỏi liên quan đến các yếu tố về vai trò, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá và điều kiện thực hiện dạy học nhóm môn Khoa học tự nhiên theo định hướng giáo dục STEM. Kết quả cho thấy, giáo viên đã nhận thức tốt về các yếu tố quan trọng này. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề tồn tại trong việc xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá và điều kiện thực hiện giảng dạy theo định hướng STEM tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận Bình Thạnh