Dạy học đọc hiểu tản văn cho học sinh lớp 7 theo yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018

Dạy học đọc hiểu tản văn cho học sinh lớp 7 theo yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018

Phạm Thị Thanh Phượng phuongptt@vnu.edu.vn Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Thể loại tản văn lần đầu tiên được đưa vào dạy học trong Chương trình Ngữ văn 2018 ở lớp 7 và lớp 11. Về mặt lí luận, thuật ngữ “tản văn” bao gồm nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Điều này dẫn đến hai quan điểm khác nhau về phạm vi của tản văn so với kí: tản văn bao gồm thể loại kí hay tản văn là một tiểu loại của kí. Tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng cả ba định nghĩa về tản văn trong ba bộ sách giáo khoa Ngữ văn 7 đều thống nhất ở những khía cạnh nội hàm cơ bản của tản văn, coi tản văn là một tiểu loại của kí. Nội dung dạy học và yêu cầu cần đạt đọc hiểu thể loại tản văn ở Chương trình Ngữ văn lớp 7 đã được cụ thể hóa trong ba bộ sách giáo khoa Ngữ văn 7 nhưng vẫn là thách thức lớn đối với các giáo viên trong thực tiễn triển khai bởi đây là một thể loại mới, còn ít tài liệu tham khảo. Bài viết đề xuất một số biện pháp dạy học đọc hiểu tản văn cho học sinh lớp 7- khối lớp đầu tiên được tiếp cận thể loại này theo yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018. Các biện pháp đề xuất nhằm hướng dẫn học sinh đọc hiểu tản văn theo các yếu tố đặc trưng của thể loại này: đề tài, chủ đề; mạch kết cấu và chi tiết tiêu biểu; chất trữ tình và hình tượng cái tôi tác giả; ngôn ngữ của tản văn.
Từ khóa: 
Tản văn
dạy học đọc hiểu tản văn
Chương trình Ngữ văn 2018
dạy học Ngữ văn
dạy học đọc hiểu.
Tham khảo: 

[1] Trần Đình Sử, (2009), Tản văn Việt Nam hiện đại - một thể loại bị lãng quên, https://trandinhọc sinhu. wordpress.com/2013/11/05/tan-van-viet-nam-hien-daithe-loai-bi-lang-quen/.

[2] Trần Đình Sử (Chủ biên), (2016), Lí luận văn học (tập 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3] Vương Kiến Huy - Dịch Học Kim, (2004), Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc, NXB Thế giới, Hà Nội

[4] Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, (1999), Từ điển Thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

[5] Hoàng Minh Lường (Chủ biên), (2019), Giáo trình Lí luận văn học, NXB Văn học, Hà Nội

[6] Nguyễn Thị Hồng Nam - Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên) và cộng sự, (2022), Ngữ văn 7 (tập 1, Bộ Chân trời sáng tạo), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[7] Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) và cộng sự, (2022), Ngữ văn 7 (tập 1, Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[8] Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên) - Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên) và các cộng sự, (2022), Ngữ văn 7 (tập 2, Bộ Cánh diều), NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[9] Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) và cộng sự, (2022), Ngữ văn 7 (tập 1, sách giáo viên, Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

[10] Lê Trà My, (2008), Tản văn Việt Nam thế kỉ XX (từ góc nhìn thể loại), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, chuyên ngành Lí luận văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Bài viết cùng số