Một số đề xuất phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên biệt ở Việt Nam

Một số đề xuất phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên biệt ở Việt Nam

Trần Thị Phương Nam namttp@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Nghiên cứu chỉ ra rằng, cùng với sự phát triển của dân số, số trẻ khuyết tật cũng có xu hướng tăng. Nhu cầu trẻ khuyết tật cần được tiếp cận giáo dục có chất lượng ở khắp các địa phương trong cả nước, cùng với xu thế phát triển giáo dục chuyên biệt trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, tỉ lệ đến trường của trẻ khuyết tật còn thấp, mạng lưới cơ sở giáo dục chuyên biệt chưa phát triển rộng khắp, tỉ lệ giáo viên được đào tạo chuyên ngành thấp và cơ sở vật chất phục vu giảng dạy còn hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên biệt ở Việt Nam, đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật trên mọi miền của Tổ quốc trên cơ sở tận dụng nguồn lực sẵn có trong hệ thống giáo dục đào tạo, huy động được các nguồn lực xã hội cùng tham gia thực hiện giáo dục người khuyết tật.
Từ khóa: 
Giáo dục đặc biệt
cơ sở giáo dục chuyên biệt
quản lí giáo dục
chính sách giáo dục chuyên biệt
dự báo.
Tham khảo: 

[1] Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên Hợp quốc, (2016), Dự báo dân số Việt Nam 2014 - 2049, NXB Thông tấn

[2] UNICEF, (2015), Sự sẵn sàng cho giáo dục trẻ khuyết tật, nghiên cứu tại 8 tỉnh ở Việt Nam.

[3] UNICEF, (2016), Việt Nam điều tra Quốc gia về người khuyết tật, NXB Tổng cục Thống kê.

[4] Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam, (2010), Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, Hà Nội.

[5] Nguyễn Đức Minh - Phạm Minh Mục - Lê Văn Tạc, (2006), Giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam: Từ lí thuyết đến thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6] Phạm Minh Mục và cộng sự, (2016), Báo cáo tổng kết đề tài mã số 01X-12/05-2014-2 Luận cứ khoa học cho việc quy hoạch mạng lưới giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2020.

[7] Lê Văn Tạc - Phạm Minh Mục và cộng sự, (2010), Quản lí giáo dục hòa nhập, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

[8] Nguyễn Cao Tùng, (2009), Ứng dụng GIS để xây dựng hệ thống bản đồ mạng lưới trường học, Dự án SREM, Bộ Giáo dục và Đào tạo

[9] Lê Văn Tạc và cộng sự, (2009), Báo cáo đề tài cấp Bộ “Xây dựng mô hình Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, mã số B06-37-23.

Bài viết cùng số