Đổi mới dạy học viết trong trường trung học - Nhìn từ yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

Đổi mới dạy học viết trong trường trung học - Nhìn từ yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

Bùi Minh Đức* buiminhduc@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Số 32 Nguyễn Văn Linh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Trần Hoài Phương phuongth@hnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đặt ra những yêu cầu mới đối với việc dạy và học viết trong nhà trường phổ thông. Theo quan điểm phát triển năng lực người học, việc dạy viết phải đổi mới trên nhiều bình diện, từ nhận thức đến thực tiễn dạy học. Tuy nhiên, những yêu cầu của Chương trình Ngữ văn quốc gia còn mang tính khái quát, cần có thêm những phân giải cụ thể để giúp giáo viên hiểu đúng về tư tưởng mới của chương trình, từ đó thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới. Nghiên cứu này tập trung trình bày những phân tích lí luận về mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp dạy học viết theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của Chương trình Ngữ văn 2018, tạo tiền đề cho những cải tiến về quy trình, phương pháp và kĩ thuật dạy học viết trong trường trung học trong giai đoạn đổi mới hiện nay và các năm tiếp theo.
Từ khóa: 
Dạy học viết
Chương trình Ngữ văn 2018
năng lực
Mục tiêu
nhiệm vụ
phương pháp dạy viết.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông (Ban hành theo Thông tư 32/TTBGDĐT), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2] Heller, (1991), Reading - writing connections: From theory to practice, New York, NY Longman, pp.4.

[3] Murray, D, (1972), Teaching writing as a process not product, Teach-Writing-as-a-Process-Not-Product.pdf (aua.am)

[4] Carman L, (2015), Flawless writing, Atlantic Publishing Group, Inc, The United States of America ISBN 9781601389817.

[5] Nguyễn Thị Hồng Nam - Trần Nguyên Hương Thảo, (2017), Dạy viết văn bản dựa trên tiến trình - những bài học kinh nghiệm cho dạy viết văn bản ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14, Số 4b, tr.119.

[6] Đỗ Ngọc Thống (Tổng Chủ biên) - Bùi Minh Đức (Chủ biên), (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[7] Hattie J., Timperley H, (2007), The Power of Feedback, Review of Educational Research, 77(1), p.81-112.

Bài viết cùng số