Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,443
Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những công việc thường xuyên của giáo viên (GV) trong các trường đại học, cao đẳng cũng như trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) nhằm góp phần nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của các trường. Bài viết trình bày quá trình khảo sát thực trạng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH của GV các trường TCCN ở thành phố Cần Thơ; từ đó, đề xuất biện pháp phát triển năng lực NCKH cho GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 496
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều dự án, chương trình và kế hoạch nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Tiếp nối các hoạt động đổi mới ở cấp Tiểu học theo mô hình trường học mới (VNEN) trong mấy năm qua, việc triển khai mô hình trường học mới cấp Trung học cơ sở (THCS) đã được đẩy mạnh với số lượng các trường tham gia tăng lên rất nhiều. Bài viết đề cập đến những nội dung sau: 1/Những đổi mới trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới cấp THCS; 2/Kết quả thực hiện mô hình trường học mới cấp THCS tại Quảng Bình; 3/Những khó khăn, tồn tại khi triển khai mô hình trường học mới cấp THCS tại Quảng Bình; 4/Một số đề xuất đối với việc triển khai mô hình trường học mới phát triển liên tục vững chắc trong hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và ở cấp THCS nói riêng.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 489
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước hiện nay, đội ngũ giảng viên (ĐNGV) trường đại học (ĐH) có vị trí, vai trò rất quan trọng. Họ là những người trực tiếp thực hiện việc bồi dưỡng phẩm chất, tri thức và tư duy khoa học cho các thế hệ sinh viên. Vì thế, một vấn đề có tính cấp bách đặt ra đối với giáo dục ĐH là phải không ngừng xây dựng ĐNGV đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết đưa ra một số biện pháp quản lí cụ thể nhằm xây dựng, phát triển ĐNGV Trường ĐH An Giang.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 654
Chế độ quản lí chương trình (QLCT) giáo dục phổ thông (GDPT) là tổng hòa của hệ thống tổ chức và quan hệ về quyền hạn QLCT GDPT. Hiện nay, trong sự tương hỗ giữa ba chế độ QLCT GDPT (tập quyền trung ương, phân quyền địa phương và hỗn hợp), có một xu hướng mới là các quốc gia không ngừng cải cách chế độ QLCT GDPT theo khuynh hướng hòa hợp, tìm kiếm những điểm kết hợp, cân đối mới giữa các loại chế độ QLCT giáo dục phổ thông, giao thêm nhiều quyền hạn và trách nhiệm QLCT cho cấp địa phương và nhà trường. Xu thế đó cũng đã phản ánh các đặc trưng của chế độ QLCT GDPT hiện nay là dân chủ hóa, quy phạm hóa; đàn hồi/mềm dẻo hóa; xã hội hóa QLCT và chú trọng cải cách QLCT GDPT.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 747
Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực học sinh (HS), việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. Với môn Khoa học, dạy học qua khám phá là một trong những phương pháp phù hợp với đặc thù môn học và với mục tiêu phát triển năng lực đặc thù cũng như năng lực chung. Vì vậy, khi định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS của Việt Nam trong thời gian tới, dạy học khám phá là một phương pháp cần được chú trọng. Nội dung bài viết đi vào trình bày và phân tích vấn đề dạy học khoa học qua khám phá trong chương trình và tài liệu học tập của Singapore, từ đó rút ra một số kinh nghiệm dạy học khoa học qua khám phá tại Việt Nam.