Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,289
Bên cạnh việc dạy học theo kiểu “phân hóa” thì “tích hợp” là sự kết nối, liên kết, bổ sung, hoàn thiện để có được sự toàn vẹn của tri thức khoa học. Quá trình tích hợp diễn ra dưới các hình thức khác nhau, trong đó chủ yếu là sự thâm nhập lẫn nhau, liên kết trên phương diện ý tưởng, phương pháp, quy luật giữa các môn học (lĩnh vực giáo dục) này với các môn học (lĩnh vực giáo dục) khác. Bài viết đề cập đến việc dạy học tích hợp (DHTH) trong môn Toán ở trường phổ thông.Trong bài, tác giả đề cập đến các vấn đề: Tích hợp và DHTH; Các hình thức và cấp độ của việc DHTH trong môn Toán; Mô hình sách giáo khoa (SGK) tích hợp trong môn Toán. Mục đích của bài viết nhằm góp phần thống nhất những yêu cầu cơ bản của việc thực hiện quan điểm “tích hợp” trong xác định và thiết kế chương trình (CT), SGK môn Toán của CT giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 11,037
Nho giáo là một học thuyết ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2000 năm. Nho giáo ảnh hưởng đến nhiều nước phương Đông như Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,... trong đó có Việt Nam. Là học thuyết tồn tại lâu dài ở Việt Nam, Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội của Việt Nam. Sự ảnh hưởng này được thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục trước đây cũng như hiện nay. Bài viết phân tích sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đến giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,656
Với khối trường mầm non tư thục (MNTT), công tác xã hội hoá giáo dục, trong đó có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các trường này. Do vậy, cần phải xây dựng được mối quan hệ tốt giữa nhà trường với gia đình nhằm huy động tối đa các nguồn lực cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục (CS - GD) trẻ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bài viết trình bày một số giải pháp nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc CS - GD trẻ ở các trường mầm non tư thục, đồng thời công bố kết quả thử nghiệm bước đầu về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp này ở một số trường MNTT
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 389
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,455
Giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) cho trẻ mầm non là nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục. Hiện nay, nhiều trường mầm non đã đưa nội dung GDKNS vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Hiệu quả GDKNS cho trẻ mầm non phụ thuộc vào nhận thức, cách thức tổ chức GDKNS của giáo viên (GV) mầm non. Bài viết trình bày: 1/Nội dung GDKNS cho trẻ mầm non trong Chương trình Giáo dục Mầm non; 2/Tổ chức GDKNS cho trẻ mầm non; 3/Một số vấn đề cần lưu ý trong GDKNS cho trẻ mầm non.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 444
Đổi mới trong công tác xây dựng tài liệu, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí phù hợp với điều kiện khu vực khó khăn, dân tộc thiểu số (DTTS) là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu để đáp ứng công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29 trong giai đoạn hiện nay. Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo sự phù hợp trong giáo dục thông qua xây dựng các tài liệu và tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí các trường trung học cơ sở (THCS), góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực khó khăn, DTTS trong khuôn khổ Dự án Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 480
Bài viết tìm hiểu thái độ tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên (GV) Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung. Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung là một trường đại học mới thành lập trực thuộc Bộ Công thương; được nâng cấp vào tháng 10 năm 2010. Trong bài viết, nghiên cứu khảo sát thái độ tham gia NCKH của GV Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung gồm 90 GV và 30 cán bộ quản lí, tổng cộng 120 người, trong đó có 30 GV nữ.