Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 542
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 757
Cùng với việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giờ học là hình thức giáo dục được quan tâm nhiều trong thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non và trong công tác đào tạo tại các khoa giáo dục mầm non. Giờ học đối với trẻ mầm non không phải là hình thức giáo dục chiếm thời lượng lớn trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, song nó lại là hình thức giúp giáo viên thực hiện được nhiều mục đích giáo dục mà các hình thức giáo dục khác khó thực hiện được. Bài viết tập trung trình bày vấn đề tổ chức giờ học theo hướng tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm tháo gỡ khó khăn, khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức các giờ học ở trường mầm non hiện nay.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 337
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 513
Trong đào tạo, quản lí chất lượng đào tạo (QLCLĐT) là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lí toàn bộ quá trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu người sử dụng lao động. QLCLĐT ở trường cao đẳng nghề theo định hướng chuẩn hóa nghề là hoạt động nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy của giáo viên, chất lượng học của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Kết quả nghiên cứu việc đổi mới quản lí chất lượng (QLCL) ở Trường Cao đẳng Nghề Số 23 - Bộ Quốc phòng theo định hướng chuẩn hoá nghề cho chúng ta thấy sự phù hợp và góp phần nâng cao được chất lượng cũng như hiệu quả QLCLĐT của trường
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 449
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 770
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh đến việc thay đổi phương pháp dạy học từ truyền đạt kiến thức sang tổ chức hướng dẫn, định hướng phát triển năng lực, đặc biệt là đối với đào tạo nghề. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với đội ngũ giảng viên dạy nghề hiện nay. Bên cạnh đó, năng lực dạy học của đội ngũ giảng viên đóng vai trò quyết định đảm bảo chất lượng đào tạo, một trong những năng lực quan trọng, cần được nâng cao chính là năng lực dạy học tích hợp. Bài viết trình bày một số biện pháp nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũ giảng viên dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 321
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 591
Giáo viên tiểu học (GVTH) người dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục ở vùng dân tộc và miền núi, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay. Nội dung bài viết trình bày về vấn đề nâng cao năng lực nghề nghiệp GVTH người DTTS qua một nghiên cứu điển hình ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Trong đó, bài viết đề cập thực trạng năng lực nghề nghiệp GVTH người DTTS. Từ đó, đưa ra một số phân tích về vấn đề nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GVTH người DTTS.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 316
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 470
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, theo lộ trình, sau năm 2015, khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thiết lập, cơ hội để sinh viên (SV) Việt Nam ra trường có thể tìm kiếm cơ hội làm việc tại các quốc gia trong khu vực sẽ rộng mở. Mặt khác, sự cạnh tranh sẽ diễn ra ngay trên “sân nhà” khi cơ hội tương tự cũng được san sẻ cho lực lượng này ở các quốc gia khác trong khối ASEAN. Bối cảnh này đã khiến cho việc tư vấn nghề nghiệp (TVNN) cho SV các trường đại học của Việt Nam càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bài viết trình bày kinh nghiệm quốc tế về TVNN. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển công tác TVNN cho SV đại học ở Việt Nam.