MÔ HÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC THÔNG MINH

MÔ HÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC THÔNG MINH

Trần Thị Tâm Minh* minhtran.ece@sgu.edu.vn Trường Đại học Sài Gòn 273 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Cổ Tồn Minh Đăng ctmdang@sgu.edu.vn Trường Đại học Sài Gòn 273 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Giáo dục thông minh là xu hướng tất yếu trong kỉ nguyên số, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc chuyển đổi mô hình đào tạo đại học - cao đẳng. Bài báo đề xuất một mô hình đào tạo đại học - cao đẳng theo định hướng giáo dục thông minh, dựa trên cơ sở lí luận về chương trình đào tạo và các nghiên cứu về giáo dục thông minh. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp và tham vấn chuyên gia, nghiên cứu đã xây dựng một khung lí thuyết toàn diện cho mô hình đào tạo thông minh. Mô hình đề xuất bao gồm sáu thành tố cốt lõi: (1) Mục tiêu đào tạo tích hợp kĩ năng số, (2) Chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số, (3) Nội dung đào tạo linh hoạt và cá nhân hóa, (4) Phương pháp giảng dạy tương tác và tích hợp công nghệ và (5) Hệ thống đánh giá thông minh và liên tục. Ngoài ra, bài báo còn cung cấp một cái nhìn toàn diện về việc áp dụng giáo dục thông minh trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục.
Từ khóa: 
mô hình đào tạo
cao đẳng
đại học
giáo dục thông minh
chương trình đào tạo.
Tham khảo: 

[1] MarketsandMarkets. (2021), Smart Education and Learning Market, https://www.marketsandmarkets. com/Market-Reports/smart-digital-educationmarket-571.html.

[2] Thủ tướng Chính phủ, (2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2016), Phát triển Chương trình đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Thông tư 17/2021/ TT-BGDĐT quy định về Chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, Hà Nội.

[5] Đoàn Thị Minh Trinh - Nguyễn Hội Nghĩa, (5/2014), Chuẩn đầu ra, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, kì 1, tr. 67-72.

[6] Noh, K.-S., S.-H. Ju, and J.-T. Jung, (2011), An exploratory study on concept and realization conditions of smart learning, Journal of Digital Convergence, 9(2), pp. 79-88.

[7] Kiryakova, G., N. Angelova, and L. Yordanova, (2018), The potential of augmented reality to transform education into smart education, TEM Journal, 7(3), pp. 556

[8] Cổ Tồn Minh Đăng, (2023), Đặc điểm và một số mô hình dạy học theo định hướng giáo dục thông minh, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 19(5), 7–11. https://doi.org/10.15625/2615-8957/12310502.

[9] Hwang, G. J. (2014), Definition, framework and research issues of smart learning environments-a context-aware ubiquytous learning perspective, Smart Learning Environments, 1. https://doi. org/10.1186/s40561-014-0004-5

[10] UNESCO IITE, C. & B, (2022a), Analytical Report on the Global Innovations and Monitoring of the Status of Smart education, UNESCO IITE.

[11] Mỵ Giang Sơn, (2016), Quản lí việc phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội tại Trường Đại học Sài Gòn, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sài Gòn, mã số: CS2015-13.

[12] Zhu, Z. T., Yu, M. H., & Riezebos, P., (2016), A research framework of smart education, Smart Learning Environments, 3. https://doi.org/10.1186/ s40561-016-0026-2

Bài viết cùng số