ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA XUẤT BẢN SÁCH GIÁO KHOA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA XUẤT BẢN SÁCH GIÁO KHOA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Thanh Tâm* tamnt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Hà Nội, Việt Nam
Lê Anh Vinh vinhla@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Minh Đức nguyenminhducvkhgdvn@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Đánh giá chính sách là một bước quan trọng trong chu trình chính sách của mỗi Chính phủ khi mà nó cung cấp những bằng chứng quan trọng cho việc điều chỉnh, cải thiện cũng như hoạch định những chính sách tiếp theo. Việc đánh giá chính sách sẽ góp phần giúp các chính phủ thực hiện tốt trách nhiệm giải trình với những bằng chứng về hiệu quả của các chính sách mà họ ban hành, đồng thời cũng gia tăng sự tín nhiệm của người dân (kể cả những đối tượng nằm ngoài phạm vi của chính sách) đối với Chính phủ của họ. Bài viết trình bày đề xuất về mô hình đánh giá hiệu quả của chính sách xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa - một chính sách lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam; Sử dụng các phương pháp định tính (phỏng vấn chuyên gia) và định lượng (phân tích nhân tố khám phá EFA), 29 chỉ báo về mục tiêu thuộc 04 nhóm nhân tố thể hiện hiệu quả của chính sách được xác định bao gồm: 1/ Hiệu quả về thể chế và quản lí; 2/ Hiệu quả về kinh tế; 3/ Hiệu quả về xã hội; 4/ Hiệu quả về nâng cao chất lượng giáo dục. Những kết quả này sẽ là cơ sở để tiến hành những nghiên cứu diện rộng để đánh giá hiệu quả của chính sách xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa trong giai đoạn tới.
Từ khóa: 
Hiệu quả chính sách
đánh giá hiệu quả chính sách
xuất bản sách giáo khoa
chính sách xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa.
Tham khảo: 

[1] Yuriy Safonov, Ievgen Bazhenkov, Svitlana Zaiets, (2023), Publishing school textbooks: International policy and practical scenarios, Baltic Journal of Economic Studies, Vol 9, No 2.

[2] Smart, A., & Jagannathan, S, (2018), Textbook policies in Asia: Development, publishing, printing, distribution, and future implications, Publisher: Manila: Asian Development Bank, 98 p.

[3] Nguyễn, T. T., Lê, A. V., Đặng, T. M. H., Nguyễn, B. D., & Nguyễn, A. Đức, (2023), Làm rõ nội hàm “Chính sách xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa” tại Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Tạp chí Giáo dục, 23(22), tr.35–40.

[4] Quốc hội, (2019), Luật số 43/2019/QH14 Luật Giáo dục

[5] Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (2013), Nghị quyết số 29 - NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

[6] Quốc hội, (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa Giáo dục phổ thông

[7] Quốc hội, (2017), Nghị quyết số 51/2017/QH14 về Điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa Giáo dục phổ thông

[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Truyền thông và sự kiện (2023). Xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa: Một thành tựu của đổi mới giáo dục. Truy cập tại: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop. aspx?ItemID=9018

[9] Des Gasper, (2006), Policy Evaluation from managerialism and econocracy to a governance perspective, Chapter 37, pp. 655-70, in Handbook of International Development Governance, eds. A.S. Huque & H. Zafirullah, New York: Taylor & Francis

[10] Ulrike Mandl, Adriaan Dierx, Fabienne Ilzkovitz, (2008), The effectiveness and efficiency of public spending, European Economy - Economic Papers, Directorate General Economic and Financial Affairs (DG ECFIN), European Commission

[11] Fitzpatrick, J. L., J. R. Sanders, and B. R. Worthen. (2011). Program Evaluation: Alternative approaches and practical guidelines, 4th ed. Boston: Pearson

[12] Laura Langbein L, Claire L. Felbinger (2006), Public Program Evaluation: A Statistical Guide, NY: M. E. Sharp

[13] Josselin J.M & Le Maux B (2018), Statistical Tools for Program Evaluation: Methods and Applications to Economic Policy, Public Health, and Education, Springer

[14] Kenneth J Linfield, Emil J Posavac (2019), Program Evaluation: Methods and Case Studies, 9th edition, Routledge

[15] Venetoklis. Takis (2002), Public Policy Evaluation: Introduction to Quantitative Methodologies, Research Reports 90, VATT Institute for Economic Research.

[16] Belfield, C. R., & Levin, H. M. (2002), The Effects of Competition Between Schools on Educational Outcomes: A Review for the United States, Review of Educational Research, 72(2), 279-341. https://doi. org/10.3102/00346543072002279

[17] Zulfiqar Ali, Sidra Irfan, Yaamina Salman, (2020), Effectiveness of Public - Private Partnerships: A Systematic Literature Review, Journal of Management and Research, Vol 7, No 2.

[18] Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E, (2009), Multivariate data analysis (7th ed.), Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall.

[19] Marley W. Watkins, (2018), Exploratory Factor Analysis: A Guide to Best Practice, Journal of Black Psychology 2018, Vol. 44(3), p.219–246.

[20] Garson, G. D., (2013), Factor analysis, Asheboro, NC: Statistical Associates

[21] Fabrigar, L. R., Wegener, D. T., MacCallum, R. C., & Strahan, E. J, (1999), Evaluating the use of exploratory factor analysis in psychological research, Psychological Methods, 4, p.272-299, doi:10.1037/1082–989X.4.3.272.

Bài viết cùng số