QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO LÍ THUYẾT HỌC TẬP TẠI NƠI LÀM VIỆC

QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO LÍ THUYẾT HỌC TẬP TẠI NƠI LÀM VIỆC

Hoàng Thị Thu Hiền hoanghiensp1987@gmail.com Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình Số 12, Hoàng Công Chất, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Việt Nam
Tóm tắt: 
Dựa trên lí thuyết học tập tại nơi làm việc thì bồi dưỡng năng lực tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học được hiểu là các hoạt động phát triển các kĩ năng, kiến thức, thái độ và các đặc điểm khác của một cá nhân với tư cách là một giáo viên để họ giải quyết những khó khăn, thách thức trong tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh cũng như những yêu cầu của thực tiễn đa dạng ngay tại nhà trường phổ thông. Trong bồi dưỡng năng lực tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thì vai trò của người hiệu trưởng là vô cùng quan trọng, từ việc quản lí xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng đến việc lên kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sao cho đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và hiệu quả. Bài viết phân tích các nội dung quản lí bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học của hiệu trưởng theo lí thuyết học tập tại nơi làm việc.
Từ khóa: 
Hoạt động trải nghiệm
hiệu trưởng
giáo viên tiểu học
quản lí bồi dưỡng năng lực
lí thuyết học tập tại nơi làm việc.
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Thị Hằng và nhóm nghiên cứu, (2015), Nghiên cứu phát triển năng lực thiết kế chương trình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên phổ thông. Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mã số: SPHN 2014-17-02NV

[2] Nguyễn Thị Kim Dung, Đỗ Thị Thuận, (2017), Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trẻ theo hình thức học tập tại chỗ thông qua Internet, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”, Đại học Huế, tr. 78-86.

[3] Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (đồng chủ biên) (2006), Quản lí và lãnh đạo Nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.41

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông, Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT

[5] OECD, (2009), The Professional Development of Teachers, In: Creating Effective Teaching and Learning Environments: First Results from TALIS at: www.oecd.org/publishing/corrigenda.

[6] Nguyễn Thị Kim Dung, (2019), Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trẻ theo tiếp cận năng lực - Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội, Volume 64, Issue 1, tr.137-145.

[7] Đinh Văn Tiến, (2006), Cẩm nang phương pháp giảng dạy hiệu quả cho người lớn, NXB Lao động.

[8] Nguyễn Quốc Trị (2022), Đổi mới hình thức bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông theo định hướng tự học, tự bồi dưỡng qua mạng, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 18, số 3, tr.19-26.

[9] Dse - Napa, (2000), Phương pháp giảng dạy hiệu quả cho người lớn, NXB Thống kê, Hà Nội.

[10] S. Billett, (1992), Towards a Theory of Workplace Learning, Jr. Studies in Continuing Education, Vol.14, No.2, p.143- 155

[11] K. Atwal, (2013), Theories of workplace learning in relation to teacher professional learning in UK primary schools, Jr. Research in Teacher Education, Vol.3, No.2, p.22–27.

[12] Trương Thị Bích - chủ nhiệm đề tài, (2021), Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông theo lí thuyết học tập tại nơi làm việc, Mã số: 2020- SPHN-08.

[13] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2022), Báo cáo tổng kết dự án “Chương trình phát triển các trường Sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông”.

[14] Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich, (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lí, Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu (dịch), NXB Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội

[15] Vũ Thị Sơn, (7/2011), Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng xây dựng văn hóa học tập ở nhà trường thông qua “Nghiên cứu bài học”. Tạp chí Giáo dục, số 269, kì 02, tr.20-23

Bài viết cùng số