Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 522
Quản lí nề nếp thực hành sư phạm thường xuyên cho học sinh-sinh viên (HS-SV), giúp các em thực hiện tốt nội quy, quy định của khoa Sư phạm Mầm non và trường mầm non thực hành; đồng thời thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu của đợt thực hành sư phạm thường xuyên. Việc thực hiện nề nếp trong các buổi đi thực hành sư phạm thường xuyên của HS-SV có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thực hành. Bài viết đưa ra trao đổi về vấn đề quản lí nề nếp thực hành thường xuyên cho HS-SV khoa Sư phạm Mầm non với mong muốn nâng cao chất lượng thực hành thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 550
Đối với giáo dục đại học Việt Nam, phát triển năng lực người học được xem là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tác giả bài viết đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực người học thông qua đổi mới phương pháp dạy học; sử dụng những kĩ thuật dạy học mới theo hướng phát triển năng lực cho giáo sinh các trường trung cấp sư phạm mầm non khi dạy môn Giáo dục học mầm non. 
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 564
Tính nề nếp gia phong được đánh giá là nét tính cách đặc trưng và nổi bật của người Huế. Dữ liệu thu thập được từ 1.600 thanh niên Huế cho thấy nét tính cách này được thể hiện khá rõ. Tính nề nếp, gia phong chịu sự chi phối bởi yếu tố giáo dục gia đình. Trong các biểu hiện của tính nề nếp gia phong ở thanh niên Huế, ý thức sum họp gia đình và sự mong muốn quây quần bên mâm cơm với người thân được thể hiện rõ nhất. Tính nề nếp gia phong là một nét tính cách rất đáng được trân trọng của thanh niên Huế, các gia đình Huế cần chú trọng giáo dục cho con cháu.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,053
Tích hợp chương trình giáo dục giúp cho các nội dung học tập xích lại gần với cuộc sống của con người, gắn với cuộc sống lao động, khác hẳn với môi trường khi họ đang học ở trường. Đến nay, nhiều nước đã nỗ lực thực hiện tích hợp chương trình giáo dục và đã có thành công. Ở Việt Nam, tích hợp trong dạy học xuất hiện từ rất lâu nhưng trước đây không dùng chính xác thuật ngữ “tích hợp”. Hơn nữa, tích hợp cũng chưa được hiểu một cách thấu đáo, thống nhất, mới chỉ dừng ở mức hiểu tích hợp như là sự kết nối, liên hệ, lồng ghép các vấn đề gần nhau. Vì vậy, tìm hiểu về tích hợp chương trình giáo dục để có cách hiểu thống nhất và có thể triển khai ở nước ta là điều cần thiết. Bài viết tổng thuật về xu thế tích hợp, các mô hình tích hợp trong giáo dục qua nghiên cứu của một số nhà khoa học hay chương trình giáo dục trên thế giới.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,358
Trong rất nhiều kĩ năng (KN) cần có để trở thành một người giáo viên (GV) mầm non đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì kĩ năng giao tiếp sư phạm (KNGTSP) được coi là KN quan trọng nhất. Nhưng trong thực tế thì KN này của các GV mầm non tương lai vẫn còn có nhiều hạn chế mặc dù nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là chưa có quy trình rèn luyện KNGTSP khoa học, hợp lí. Bài viết đưa ra một số biện pháp hình thành KNGTSP cho giáo sinh Trường Trung cấp sư phạm (TCSP) Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội