Chương trình giáo dục phổ thông mới và vấn đề phân luồng học sinh

Chương trình giáo dục phổ thông mới và vấn đề phân luồng học sinh

Đỗ Thị Bích Loan bichloan1095@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Lương Việt Thái lvthai2000@yahoo.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Phân luồng học sinh là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp của mỗi con người và sự phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Mặc dù chủ trương phân luồng học sinh đã được chỉ đạo thực hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay thực tế triển khai vẫn còn nhiều bất cập, vẫn là một vấn đề khó và “nóng” thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân chính là do công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông chưa thực sự có hiệu quả. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông với yêu cầu đổi mới phải bảo đảm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp. Bài viết phân tích vấn đề phân luồng học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm giúp các nhà quản lí, giáo viên phổ thông nhìn nhận tổng thể về vấn đề này khi thực hiện chương trình mới, từ đó thay đổi nhận thức và có các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, góp phần làm tốt công tác phân luồng học sinh.
Từ khóa: 
Curriculum
general education
Student educational track
Tham khảo: 

[1] Ban Chấp hành Trung ương, (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Ban hành ngày 14/11/2013 tại Hội nghị Trung ương 8 (Khoá XI).

[2] Quốc hội, (2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 ban ngày 28 tháng 11 năm 2014 tại kì họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.

[3] Trần Công Phong, Đỗ Thị Bích Loan (đồng chủ biên), (2016), Phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam: Lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[4] Quốc hội, (2005), Luật Giáo dục, Nghị quyết số 38/2005/QH11 ban hành ngày 14/6/2005 tại kì họp thứ 8 Quốc hội khóa XI.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Dự thảo chương trình 20 môn học. https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-giao-duc-cong-bo-duthao-chuong...

Bài viết cùng số