Bạn đang ở đây

Bài viết khoa học

Số CIT: 0 Số lượt xem: 212
Tự chủ là thuộc tính gắn liền với sự ra đời và phát triển của các trường đại học trên thế giới. Tại Việt Nam, tự chủ đại học là một trong chín nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo đặt ra cần giải quyết từ năm 2016 với mục đích cao nhất nhằm “Nâng cao chất lượng liên quan đến quyền tự chủ cho các cơ sở và thực hiện quản lí nhà nước theo phương thức mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học từ các cơ sở giáo dục đại học được trao quyền tự chủ”. Tuy nhiên, không nhiều nghiên cứu được công bố quốc tế về vấn đề tự chủ đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu này tìm kiếm những công bố quốc tế và trong nước về vấn đề tự chủ đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành tìm kiếm trên các hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến và rà soát thủ công từ các danh mục tài liệu tham khảo với các tiêu chí lựa chọn. Có 113 nghiên cứu được tìm thấy, sau khi loại bỏ các nghiên cứu không phù hợp, 45 nghiên cứu được sử dụng để phân tích và đánh giá. Tuy nhiên, con số này có thể thấp hơn so với thực tế. Nghiên cứu cung cấp các bằng chứng cho thấy cần thiết phải có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về quản trị đại học và vai trò của quản lí nhà nước trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 160
Trước yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục, Blended learning là một trong những phương pháp chiếm ưu thế. Tuy nhiên, làm thế nào để áp dụng mô hình mang lại kết quả tốt nhất trong quá trình dạy và học là vấn đề cần được tìm hiểu cụ thể. Tác giả bài viết nêu lên thực tiễn quá trình dạy và học môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên. Kết quả khảo sát cho thấy kết quả học tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học khi sử dụng phương pháp học trực tiếp hoặc E-learning của sinh viên chưa thực sự hiệu quả. Qua đó, tác giả đề cập đến quá trình triển khai ứng dụng Blended learning của giảng viên bộ môn Lí luận Chính trị trong dạy học Chủ nghĩa xã hội khoa học tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy và học.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 157
Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học. Thiết bị dạy học vừa là phương tiện phục vụ bài giảng, vừa như một thành tố góp phần giúp giáo viên và học sinh đạt đến mục tiêu dạy học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc trang bị thiết bị dạy học đầy đủ, nhanh chóng, hiện đại là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại là một phần quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai ở lớp 10 từ năm học 2022 - 2023. Trong bài viết này, nhóm tác giả nêu lên những vấn đề còn tồn tại trong quá trình trang bị và sử dụng thiết bị dạy học lớp 10 để từ đó định hướng đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị về trang bị và sử dụng thiết bị dạy học lớp 10 góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp Trung học phổ thông trong những năm tiếp theo.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 137
Quyết định lựa chọn trường đại học của học viên sau đại học có ý nghĩa quan trọng cho các cơ sở giáo dục đại học và bản thân người học. Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát 187 học viên đang theo học với các ngành Khoa học xã hội và 214 học viên ngành Khoa học kĩ thuật tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu về sự đánh giá của học viên về các lí do, các kênh thông tin và các yếu tố đại diện cho quyết định lựa chọn trường đại học của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các học viên của 02 nhóm ngành có sự khác biệt. Điều đó có ý nghĩa thống kê trong đánh giá các lí do, các kênh thông tin và các yếu tố đại diện cho quyết định lựa chọn trường đại học. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn để các nhà quản lí đề xuất các chiến lược tuyển sinh.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 179
Ngày nay, việc vận dụng công nghệ thông tin hiện đang là một trong những xu hướng chủ đạo trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta. Việc thành thạo các tư duy máy tính nói chung và tư duy thuật Toán nói riêng trong dạy học hiện đang là một việc cấp thiết và cần thiết. Đối với dạy học Toán, rèn luyện tư duy thuật Toán đối với học sinh thể hiện được hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là rèn luyện được tư duy và lập luận Toán học. Mục tiêu thứ hai là rèn luyện tư duy phân tích bài toán theo hướng tin học. Ở lớp 11, nội dung giao tuyến cùa hai mặt phẳng là nội dung tương đối khó. Học sinh phải có trí tưởng tượng không gian để tìm được hai điểm chung của hai mặt phẳng. Từ đó mới rút ra được cách dựng giao tuyến của hai mặt phẳng. Tuy nhiên, việc tưởng tượng không gian sẽ trở nên đơn giản và dễ hiểu nhờ sử dụng phần mềm GeoGebra. Phần mềm GeoGebra có nhiều tính năng dựng hình không gian cho phép di chuyển hình đến các vị trí khác nhau, tìm giao tuyến của hai mặt phẳng một cách dễ dàng. Học sinh sử dụng phần mềm GeoGebra có thể dự đoán kết quả, kiểm chứng, tạo vết… Nhờ sự kết hợp với việc dạy học rèn luyện tư duy thuật Toán mà học sinh hứng thú với nội dung được học, dễ nhớ, dễ áp dụng hơn. Trong bài viết, nhóm tác giả đưa ra quan niệm, quy trình cũng như cách thức tổ chức dạy học rèn luyện tư duy thuật Toán trong dạy học nội dung giao tuyến của hai mặt phẳng ở lớp 11 với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 238
Tích hợp giáo dục giới tính vào hệ thống giáo dục để đảm bảo sự tiến bộ trong việc giáo dục, hạn chế sự bất bình đẳng và giải quyết các vấn đề liên quan đến giới tính cho học sinh. Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học, bài viết đã đề xuất quy trình và ví dụ minh họa tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học chủ đề “Con người và sức khỏe” môn Khoa học. Đồng thời, quá trình dạy học giáo dục giới tính có đề cập đến việc sử dụng các poster, tranh ảnh... làm phương tiện dạy học nhằm tăng cường hứng thú học tập, giúp học sinh tiểu học hiểu được vấn đề nhạy cảm, khó diễn đạt một cách khoa học, dễ hiểu và góp phần nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục giới tính trong môn Khoa học.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 174
Tăng trưởng xanh được xác định là chiến lược quốc gia quan trọng của Việt Nam, cần một thế hệ nhân lực có trình độ, đáp ứng yêu cầu xanh hoá nền kinh tế. Trong nguồn cung nhân lực đó, giáo dục đại học đóng vai trò thiết yếu nhằm đào tạo nguồn lao động với các kĩ năng xanh và sự hiểu biết đầy đủ về mối liên kết giữa bảo vệ môi trường, sinh thái trong các ngành nghề được đào tạo và sự phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình đào tạo kĩ năng xanh ở bậc Đại học. Thông qua tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết trình bày thực trạng đào tạo kĩ năng xanh trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu hướng tới trả lời ba câu hỏi chính: 1) Giảng viên các trường đại học đã hiểu như thế nào về khái niệm kĩ năng xanh? 2) Họ đã thực hiện đào tạo kĩ năng xanh như thế nào? 3) Các đề xuất để thúc đẩy đào tạo kĩ năng xanh ở các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam là gì?
Số CIT: 0 Số lượt xem: 165
Mỗi quốc gia có một cách hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy theo một cách khác nhau. Bài viết giới thiệu hướng dẫn của bang New South Wales (Australia) về việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Trong đó, tập trung vào năm vấn đề: Quy trình thiết kế bài dạy, Xác định mục tiêu học tập của học sinh, Thiết kế hoạt động đánh giá, Chia bố cục bài học, Quyết định nội dung cho mỗi phần trong kế hoạch bài dạy. Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp giáo viên của Việt Nam hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng một kế hoạch bài dạy phù hợp với mục tiêu học tập của học sinh, đồng thời nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 238
Nghiên cứu khoa học không chỉ là nhiệm vụ của các nhà quản lí giáo dục mà từ lâu đã trở thành công việc thường xuyên của giáo viên, trong đó có giáo viên tiểu học. Thông qua nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học, giáo viên được nâng cao năng lực chuyên môn, có cơ hội chia sẻ, áp dụng những kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy. Năng lực nghiên cứu khoa học giúp giáo viên cải tiến hiệu quả về phương pháp giảng dạy, từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục. Đã có nhiều tài liệu về phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên, đây là tư liệu hữu ích để tác giả tham khảo. Bài viết phân tích tổng quan tài liệu, hình thành cơ sở lí luận về quản lí hoạt động phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên tiểu học. Nghiên cứu này là bước đi hữu ích để tác giả đề xuất biện pháp quản lí hoạt động phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên tiểu học trong thời gian tới.
Số CIT: 0 Số lượt xem: 222
Nghiên cứu này mô tả thực trạng, mức độ tự chủ tài chính trong các trường đại học của Việt Nam; phân tích kinh nghiệm tự chủ tài chính trong các trường đại học của nước ngoài; từ đó kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao tự chủ đại học từ mô hình Nhà nước điều hành thành mô hình Nhà nước giám sát. Với việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ mở ra và tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học công lập nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lí tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách Nhà nước được giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Vì vậy, chỉ thông qua cơ chế tự chủ tài chính thực chất thì mới thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học phát triển năng động, phù hợp với quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay.